Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

Gừng là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn ngon, cũng như được sử dụng như một bài thuốc để trị bệnh. Việc trồng gừng trong chậu là một giải pháp tuyệt vời cho những ai muốn trồng cây trong không gian hạn chế hoặc muốn có một vườn cây gừng trên ban công của mình.

PhanThuoc.VN xin chia sẻ với bạn một số kỹ thuật trồng gừng trong chậu tương đối đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

1/ Chọn cây giống

Về chọn cây giống nên chọn cây giống từ củ gừng nhỏ (gừng sẻ, gừng dé) không chọn loại củ lớn, vì củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải không bị gãy lá. Bẻ lấy một phần củ (gừng già) còn tươi cỡ 3 ngón tay (1 hom giống), xong để chờ khô mặt mới đem giâm vào chậu.

2/ Chọn chậu và đất trồng

Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích cỡ cao khoảng 35 – 40 centimét, rộng 30 -35 centimét. Gừng phù hợp đất tơi xốp nhiều mùn và thoát nước tốt, do đó có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1/2

3/ Cách trồng

Lấy đất sau khi tiến hành trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 centimét. Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước, dễ thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày 1 lần.Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

4/ Bón phân và chăm sóc

Gừng cực kỳ ít sâu hại gây bệnh nhưng bạn nên nhổ cỏ liên tục, vun xới gốc và bổ sung phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục để bón cho cây. Đây chính là phương pháp giúp củ gừng lúc thu hoạch lớn khỏe hơn cực kỳ nhiều.

Đặt chậu ở hiên hay cửa sổ có ánh sáng chiếu từ 5 đến 6 giờ/ngày thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn. (Tuy vậy, cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có rất nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.) Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy từ 3 – 4 centimét khi nhìn thấy củ gừng nhô lên. Giữ đất luôn đủ ẩm độ, nhất là trong thời kỳ gừng xuống củ, nhưng không quá ướt. Ngừng tưới nước khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch.Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

5/ Thu hoạch

Sau khoảng 8-9 tháng kể từ lúc bắt đầu gieo trồng, bạn có thể tiến hành thu hoạch củ gừng. Thỉnh thoảng chừng 5-6 tháng thì bạn đã có thể đào củ.

Trong suốt quá trình thu hoạch, bạn phải thật nhẹ nhàng để không làm trầy hoặc dập bể củ gừng. Vì một khi củ bị thương tổn sẽ là điều kiện có lợi cho sâu bệnh tấn công và gây bệnh.Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gừng Trong Chậu Không Bị Úng

Trên đây chính là tất cả kỹ thuật trồng gừng trong chậu cực kì giản đơn tại nhà! Vậy là ngay bây giờ mỗi nhà của chúng ta đã có thể chính tay vun trồng để thu hoạch các củ gừng ấm nồng, bổ dưỡng cho những bữa ăn của gia đình mình rồi. Chúc bạn ứng dụng thành công và nhớ hãy nhớ theo dõi các bài viết mới từ PhanThuoc.VN  nhé!

Ngoài ra, trong bài viết này, chúng tôi có đề cập đến 1 số loại dinh dưỡng và sâu bệnh, quý bà con có thể dụng các loại thuốc sau để điều trị cho cây trồng:

– THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH RỤNG LÁ CHO CÂY TRỒNG:
=> Byphan 800wp mancozeb xanh-đặc trị bệnh sương mai, thối trái, thán thư

– CHẤT XỬ LÝ PHÂN HỦY NHANH PHÂN CHUỒNG:
=> TRICHODERMA NÔNG LÂM –Phân Hủy Rôm Rạ, Ức Chế Các Loại Nấm, Vi Khuẩn
=> Phân bón vi lượng bo-nola -trichoderma –ngăn ngừa đối kháng vi khuẩn có hại

– THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI CỦ CHO CÂY TRỒNG:
=> XANH SỐ 1-Giúp Cây Xanh Lá, Chống Rụng Hoa, Rụng Trái Non

– THUỐC ĐẶC TRỊ RẦY GÂY HẠI:
=> Vibasa 50ec- thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa, rệp sáp hại bông vải

– THUỐC ĐẶC TRỊ SÂU HẠI:
=> Thuốc trừ sâu nofara 35wg–kích thích lên lên hoa, lên trái, trừ loài chích hút
=> Haihamec 3.6ec sạch nhện-phòng trừ sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ trị hại lúa

– PHÂN BÓN / THUỐC GIÚP CÂY CHỐNG LẠI SÂU BỆNH CHO CÂY:
=> Regent 5sc-đặc trị nhện gíe, hạn chế đổ ngã, hiệu qủa lâu, tăng dinh dưỡng cây