TRICHO HUMICA-Phòng Ngừa Tuyến Trùng, Nấm Hại, Phục Hồi Sau Thu Hoạch, Cây Ra Rễ
(TRICHO HUMICA- Giúp Phục Hồi Cây, Kích Thích Ra Rễ, Cải Tạo Đất Tốt)
THÀNH PHẦN CỦA TRICHO HUMICA:
- Trichoderma spp
- Bacillus spp
- Organic Humic
CÔNG DỤNG CỦA TRICHO HUMICA:
- TRICHO HUMICA hoạt chất Trichoderm Tăng sức đề kháng, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong đất, ức chế và tieu diệt một số loại nấm yếu thường xuyên gây bệnh: thối rễ, vàng lá, xì mủ, đốm lá, thối trái,…
- Phòng ngừa tuyến trùng gây bệnh.
- Tuyến trùng:Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn chỉ nhìn thấy hình thái dưới kính hiển vi và là mối nguy hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, chủ mưu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Đây là đối tượng dịch hại mà người nông dân ít được biết đến do chúng có kích thước nhỏ không nhìn thấy bằng thường, lại sinh sống chủ yếu trong đất, nước và gây hại chủ yếu bộ rễ của cây.
Một số cây trồng cạn như: Cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả…, thường xuyên bị tuyến trùng gây hại. Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như: Rễ có những khối u sần (u bướu) xuất hiện, cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến trùng không phân bố đều. Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho cây.
Triệu chứng cây rau màu, lúa nước bị tuyến trùng gây hại
– Cây rau màu (cà chua…): Chủ yếu tuyến trùng Meloidogyne spp.
+ Triệu chứng trên mặt đất: Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển màu vàng, nếu mật số tuyến trùng cao, hại nặng cây dễ bị chết.
+ Triệu chứng dưới mặt đất: Hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng, lúc đầu u bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng u nát ra, rễ bị đen.
– Trên cây lúa (u bướu rễ lúa): Do tuyến trùng Meloidogyne graminicola gây hại
Triệu chứng biểu hiện: Trên đồng ruộng, cây lúa khoảng một tháng tuổi thường thấy có triệu chứng bệnh. Bệnh phát triển mạnh trên những chân ruộng khô hạn, trên những vùng đất chua, bón nhiều lân supe từ vụ trước. Đây là loài tuyến trùng nội ký sinh, háo khí, chúng ngừng phát triển trong điều kiện đất ngập nước. Cây bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm. Nhổ rễ lên, thấy rễ vẫn trắng tốt nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rể hoặc ở chóp rể. Nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1-2 mm. Khi bị tuyến trùng ký sinh gây hại, cây lúa phát triển kém, còi cọc.
Sử dụng TRICHO HUMICA giúp cây hạn chế vàng lá
- xì mủ:Bệnh nứt thân xì mủ trên cây cam do nấm Phytophthora sp gây hại.Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, mật độ cây trồng trong vườn quá dày, không thường xuyên tỉa cành tạo tán, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng.Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp. Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện có nấm hại tấn công.
Sử dụng TRICHO HUMICA giúp cây hạn chế xì mũ cây trồng
- đốm lá:Do nấm Cercospora arachidicola gây ra.Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân. Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá.Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên. Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử) xếp thành các đường vòng đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh.Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết lớn. Lá vàng và rụng, cây sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên.
Sử dụng TRICHO HUMICA giúp cây hạn chế xì đốm lá cây đậu
Sử dụng TRICHO HUMICA giúp cây hạn chế xì đốm lá cây dừa
- thối trái:Trái bị thối xuất hiện những vết bệnh tròn nhỏ, có màu xanh đậm, nhũn nước. Thối trái nặng khiến vết bệnh lan dần hình tròn. Đôi khi bất dạng, có màu xám nâu, đôi khi nâu đen, làm rụng lá.Vào những ngày có ẩm độ cao và trời âm u, phần trái bị thối có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh.Bệnh thối trái thường gây hại trên trái già và những trái trong tán cây. Làm trái mất màu từ rốn trái lan dần lên. Khi vết bệnh lan 1/3 đến 1/2 diện tích, trái sẽ bị rụng.
Sử dụng TRICHO HUMICA giúp cây hạn chế xì thối trái cây ăn trái
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA TRICHO HUMICA:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA TRICHO HUMICA)
- Lúa: trộn 2 kg với phân hữu cơ bón cho 1 ha
- Cây rau màu:
- Tưới, pha 1 kg Tricho Humica với 1000 lít nước / ha/ lần. mỗi mùa vụ tưới 2-3 lần
- Rải gốc: trộn 2kg với phân hữu cơ sử dụng cho 1 ha
- Cây công nghiệp, cây ăn trái:
- Tưới: Pha 2-3 kg với 3000-5000 lít nước /ha, cho 1 lần, mỗi mùa vụ tưới 2-3 làn
- Rải gốc: trộn đều 4-5kg với phân hữ cơ, sử dụng cho 1 ha
- Ủ phân: sử dụng 500g-1kg pha với 15-20 lít nước tưới ướt đều cho 1m3 phân hữu cơ, sau đó dùng bạt phủ kín và ủ trong 30 ngày là dùng được, tuỳ theo loại cây trồng, tuổi của cây và nguyên liệu ủ mà ta bón từ 7-10kg/gốc và có thể bón lót.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33