TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC –Diệt Tuyến Trùng, Nấm Bệnh, Xua Đuổi Côn Trùng Chích Hút
(TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC – THUỐC SINH HỌC ĐẶC TRỊ TUYẾN TRÙNG CHO CÂY TRỒNG)
Tiêu Tuyến Trùng 18EC là sản phẩm gì?
- Thuốc Tiêu Tuyến Trùng 18EC do Giáo sư Tiến sĩ CHANG KEUN SUNG (trường đại học Quốc gia CHUNG NAM – Hàn Quốc) sáng chế.
- Tiêu Tuyến Trùng 18EC là sản phẩm sinh học có nguồn gốc thảo mộc, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Sản phẩm được chiết xuất từ tinh chất tinh dầu quế, có màu trắng sữa và mùi quế đặc trưng
- Sản phẩm chuyên dùng để tiêu diệt tuyến trùng gây hại, ức chế côn trùng và nấm bệnh gây hại, cây không bệnh, luôn xanh tốt.
TÍNH NĂNG & TÁC DỤNG CỦA TIÊU TUYẾN TRÙNG :
- Tiêu diệt tuyến trùng gây hại rễ.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của nấm bệnh gây hại.
- Ức chế và xua đuổi các loại côn trùng chích hút: bọ trĩ, bọ phấn, rầy, rệp, …
======================
- Tuyến trùng gây hại rễ:là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn chỉ nhìn thấy hình thái dưới kính hiển vi và là mối nguy hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, chủ mưu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Đây là đối tượng dịch hại mà người nông dân ít được biết đến do chúng có kích thước nhỏ không nhìn thấy bằng thường, lại sinh sống chủ yếu trong đất, nước và gây hại chủ yếu bộ rễ của cây.
Một số cây trồng cạn như: Cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả…, thường xuyên bị tuyến trùng gây hại. Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như: Rễ có những khối u sần (u bướu) xuất hiện, cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến trùng không phân bố đều. Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho cây.
Cây rau màu (cà chua…): Chủ yếu tuyến trùng Meloidogyne spp.
+ Triệu chứng trên mặt đất: Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển màu vàng, nếu mật số tuyến trùng cao, hại nặng cây dễ bị chết.
+ Triệu chứng dưới mặt đất: Hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng, lúc đầu u bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng u nát ra, rễ bị đen.
– Trên cây lúa (u bướu rễ lúa): Do tuyến trùng Meloidogyne graminicola gây hại
Triệu chứng biểu hiện Trên đồng ruộng: cây lúa khoảng một tháng tuổi thường thấy có triệu chứng bệnh. Bệnh phát triển mạnh trên những chân ruộng khô hạn, trên những vùng đất chua, bón nhiều lân supe từ vụ trước.
Đây là loài tuyến trùng nội ký sinh, háo khí, chúng ngừng phát triển trong điều kiện đất ngập nước. Cây bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm. Nhổ rễ lên, thấy rễ vẫn trắng tốt nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rể hoặc ở chóp rể. Nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1-2 mm. Khi bị tuyến trùng ký sinh gây hại, cây lúa phát triển kém, còi cọc.
- Bọ trĩ:hay còn gọi với tên khách là Bù Lạch.Một loại côn trùng gây hại trên các loại cây trồng bằng cách chích hút nhựa cây, làm cây mất sức sống. Bọ trĩ tên khoa học là Stenchaetothrips biformis. Bọ trĩ thường gây hại trên nhiều loại cây trồng như: cây lúa, cây xoàn, cây ớt, rau ăn lá nói chung, .. cây hoa hồng và trông đó có cả cây mai vàng.Nó thường tập trung ở lá non, tượt non ..của cây mai.Đây là loại côn trùng rất nhỏ (tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường), thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ.Phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.Trên lá, chúng chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống.Trên chồi, làm chồi không ra lá, trái.Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt
Sử dụng TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC dùng để tiêu diệt bọ trĩ gây hại cây mai
Sử dụng TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC dùng để tiêu diệt bọ trĩ gây hại cây hoa hồng
- Bọ phấn:Bọ phấn gây hại trên hầu hết các cây họ bầu bí (Dưa lưới, dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, bầu, mướp, bí…). Ngoài ra bọ phấn còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác (vì là loài côn trùng chích hút đa thực). Bọ phấn chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, năng suất thấp và còn là tác nhân môi giới lan truyền bệnh virut khảm lá cho cây.Bọ phấn gây hại trên dưa ở tất cả các tuổi (khi ở tuổi nhỏ thường có mầu vàng và tập trung thành ổ, khi trưởng thành có mầu trắng và bay rất nhanh).ây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và ngọn cây, nếu mật độ cao sẽ gây hại trên hoa và quả non.
Sử dụng TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC dùng để tiêu diệt bọ phấn gây hại cây trồng
- Rệp Vẩy: là một loại côn trùng gây hại có ba cặp chân, chúng thường bám cố định trên cành, thân và cuống lá của cây trồng.Rệp vảy gây hại trên hoa hồng cũng phân ra làm hai loại đó là rệp vảy nâu và rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh.Hai loại rệp hoa hồng này đều đeo bám trên cây, thay phiên chích hút nhựa của cây. Từ đó làm giảm khả năng quang hợp của cây, nếu nặng hơn làm cho cây còi cọc, kém phát triển, chất lượng và năng suất hoa giảm. Khi tấn công hoa hồng chúng sẽ tạo ra một lớp mụi đen làm thu hút kiến.Đây chích là tác nhân gây cho cây hoa hồng bị mất thẩm mỹ, hoa nở không đều, làm cây bị suy, cây yếu.
Sử dụng TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC dùng để tiêu diệt rệp vẩy gây hại cây hoa hồng
- Rầy mềm:Các con non hay các con đã đầy sức đều tập trung ở mặt dưới lá. Chúng hút nhựa để làm thức ăn và sẽ làm các bộ phận của cây héo úa. Nhẹ thì có thể để lại các vết thâm đen và là con đường để virus tấn công cây. Chất thải của rầy rất hấp dẫn nấm đen nên nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trái cũng như khả năng hấp thụ diệp lục của cây. Đây cũng là trung gian truyền virus cho cây.
Sử dụng TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC dùng để tiêu diệt rầy mềm gây hại cây trồng
======================
QUY TRÌNH SỬ DỤNG CỦA TIÊU TUYẾN TRÙNG:
(QUY TRÌNH SỬ DỤNG CỦA TIÊU TUYẾN TRÙNG)
- Cà phê: 1 lít thuốc / 100 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào)
- Hồ tiêu: 1 lít thuốc / 200 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào)
- Cà rốt, Rau, Hoa : 1 lít thuốc / 150 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào)
- Xử lý đất / Giá thể ( sau khi làm đất): 1 lít thuốc / 80 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào)
LƯU Ý:
- Có thể sử dụng chung với phân bón và thuốc trừ sâu khác. Trừ các sản phẩm có chứa: axít mạnh, kiềm mạnh, đồng, vôi, lưu huỳnh.
- Nếu mật độ tuyến trùng gây hại nhiều, có thể lặp lại sau 1 tháng.
- Lắc đều trước khi sử dụng.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33