THUỐC TRỪ SÂU SIÊU SÁT THỦ –Bọ Trị Trên Lúa, Phòng Trừ Loại Côn Trùng
(THUỐC TRỪ SÂU SIÊU SÁT THỦ – PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI CÔN TRÙNG – BỌ TRĨ – BỌ NHẢY – RUỒI VÀNG)
THÀNH PHẦN CỦA SÂU SIÊU SÁT THỦ:
- Thiamethoxam: 35%w/w
- Special additives: 65% w/w
CÔNG DỤNG CỦA SIÊU SÁT THỦ:
- THUỐC TRỪ SÂU SIÊU SÁT THỦ : Phòng trừ các loại côn trùng: bọ trĩ, muỗi, bọ nhảy, bọ cánh tơ, rầy nâu, rầy xanh, rầy mềm, rầy phấn trắng, ruồi vàng.
- Thuốc đăng ký bọ trị trên lúa.
======================
- BỌ TRĨ:là loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây trồng. Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm, đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thường rất khó để phát hiện chúng tấn công gây hại cây trồng. Bọ trĩ có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 2 tuần. Vòng đời gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành.
Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên xoài, đây là loại côn trùng rất nhỏ. Tuy nhiên, có thể thấy được bằng mắt thường. Bọ trĩ thon dài, miệng rất cứng, khỏe. Phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.Bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Chồi không ra lá, trái. Trên bông, làm bông héo, khô rồi rụng hàng loạt. Quả xoài có màu xám đậm (da cám) ở gần cuống, trái biến dạng.
- BỌ NHẢY:Trên cây rau họ thập tự (các loại rau cải, su hào, súp lơ…) thì bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như sâu tơ, rầy rệp, bệnh sưng rễ, bệnh thối nhũn vi khuẩn… thì bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta vittata) cũng là một đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại nhiều cho cây rau.
Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng.Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ. Chúng cắn phá lá tạo ra những lỗ thủng nhỏ, kích thước vài mm, nếu nặng lá rau có thể bị thủng lỗ chỗ như tấm lưới, lá te tua, xơ xác.
- RUỒI VÀNG:Ruồi cái dùng ống chọc sâu vào vỏ quả, đẻ một chùm từ 5 đến 10 trứng (thường đẻ trứng ở phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả).Vỏ quả ở chỗ bị ruồi đục có màu đen, ứ nhựa (mủ), mềm, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh tấn công khiến trái bị thối và có thể bị rụng.Dòi của ruồi vàng nở ra đục ăn trong quả. Thông thường, quả bị dòi đục sẽ bị bội nhiễm những loại vi sinh vật nên thối rất nhanh.Trái cây bị ruồi đục sẽ bị giảm giá trị, chất lượng và không xuất khẩu được
Đối với trái thanh long, ruồi đẻ trứng lên vỏ quả, dòi sau khi nở sẽ sống bên trong quả thanh long. Khi đó, bạn sẽ thấy bên ngoài vỏ có vết châm kim và ứa nước vàng.
- BỌ CÁNH TƠ:Cả bọ non nở ra đến trưởng thành, chúng bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại, làm cho mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám.
Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng. Chỉ cần một vài con bọ cánh tơ vẫn có thể làm giảm chất lượng búp chè, búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn, chè chế biến sẽ có vị đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh.Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo.
- RẦY MỀM:Rệp non và trưởng thành sống tập trung ở ngọn và mặt dưới lá non, ít di chuyển, khi mật độ rệp cao hoặc vào cuối vụ thường xuất hiện dạng có cánh để di chuyển phát tán. Rệp trưởng thành đẽ trứng mặt dưới lá. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, rệp sinh sản theo cách đơn tính và đẽ ra con, mật đọ tăng rất nhanh.Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày.Rệp chích hút nhựa cây làm lá bị cong và xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá bị vàng héo, quả nhỏ và dễ bị cháy xám.Chất dịch do rệp tiết ra dẫn dụ kiến đến và là môi trường cho loài nấm muội phát triển.
Rệp muội còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ bến và nguy hiểm cho cây ớt,cà chua, khoai tây, đậu đỗ, dưa, thuốc lá, bông vải, cam, quýt…
- RẦY PHẤN TRẮNG: là một loại dịch hại nguy hiểm vì chúng gây hại trên nhiều loại cây khác nhau từ lúa, rau màu, cây ăn trái, hoa kiểng…, đồng thời tác hại của chúng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng.Gây hại trực tiếp: Cả ấu trùng và thanh trùng đều chích hút dịch của lá cây non làm cho lá cây bị rụng sớm, gây hại nặng lên mặt dưới lá tuy nhiên chúng không làm chết cây.Gây hại gián tiếp: Sự bài tiết chất mật ngọt cùng lớp sáp của rầy phấn trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, trái, giảm khả năng quang hợp của cây, đồng thời làm giảm giá trị thương phẩm khi trái bị hại.Truyền bệnh virus: Rầy phấn trắng là tác nhân truyền trên 40 loại bệnh virus cho cây trồng. Chúng chích hút ở cây mang một số mầm bệnh cụ thể sau đó bay sang cây khỏe chích hút, từ đó lây truyền virus bệnh hại lên cây trồng.
Rầy phấn trắng có phổ ký chủ rất rộng, chúng không những phá hại dưa, bầu bí, ớt mà còn có thể gây hại trên tất cả các loại cây rau màu, cây hoa cảnh, cây ăn trái và cây công nghiệp.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SIÊU SÁT THỦ:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SIÊU SÁT THỦ)
- Liều lượng 20g/ ha, pha 15 -20gr cho bình 16 -25 lít nước
- Lượng nước phun 320 – 500 lít/ ha, phun khi bọ trĩ xuất hiện
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33