THUỐC TRỪ SÂU SEASON 450SC –Chết Nhanh, Ung Trứng, Mát Bông
(THUỐC TRỪ SÂU SEASON 450SC – ĐẶC TRỊ CÁC LOẠI SÂU RẦY – DIỆT CẢ TRỨNG SÂU VÀ RẦY)
THÀNH PHẦN CỦA SEASON 450SC:
- Buprofezin…400g/l
- Deltamethrin…50g/l
CÔNG DỤNG CỦA SEASON 450SC:
- SEASON 450SC là hỗn hợp 2 hoạt chất có tác động tiếp xúc và vị độc, gây ức chế sự tạo thành chất Kitin ở da côn trùng làm ấu trùng không lột xác được mà chết. Đối với côn trùng trưởng thành, làm hạn chế sự hình thành trứng và trứng đẻ ra không nở được
- Gây tê liệt hệ thần kinh côn trùng
- Ức chế sự tạo thành chất Kitin ở da côn trùng làm ấu trùng không lột xác được mà chết
- Hạn chế sự hình thành trứng và làm trứng không nở được.
- Thuốc có tác dụng nhanh và hiệu lực kéo dài.
======================
- Sâu cuốn lá:có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn.
- Rệp sáp:có hình bầu dục, thuôn dài. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5 – 4mm, chiều ngang khoảng 0,7-3mm. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt. Rệp cái không có cánh, rệp đực nhỏ hơn có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối.Thường phát triển và gây hại trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm (vào thời điểm cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô), đặc biệt là ào mùa khô hanh cây bị thiết nước do rệp tập chung gây hại ở phía gốc cây và cuống quả.
Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa các bộ phận non của cây như lá non, đọt non, bông, cuống trái non và ngay cả trên những trái già. Làm cho cây bị suy yếu, đọt non bị thui chột, bông có thể bị rụng hoặc không phát triển được.
Rệp chích hút nhựa trái, làm trái nhỏ, biến dạng và giảm giá trị thương phẩm của trái. Ngoài gây hại trực tiếp trong chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn, ảnh hưởng đến quá trìn quan hợp của cây.
- Sâu đục quả: còn gọi là sâu xanh có lông (để phân biệt với sâu xanh da láng). Thành trùng của sâu đục trái là một loại bướm đêm, sâu non hóa nhộng trong đất ở độ sâu 5 – 7 cm. Ngài hoạt động vào lúc chiều tối và ban đêm. Trưởng thành bay khỏe và có thể bay một khoảng cách xa. Một con ngài cái có thể đẻ 1.000 trứng hoặc nhiều hơn. Trứng được đẻ riêng từng quả, thường ở mặt trên của lá non và gần trái.Sâu non mới nở ăn búp, lá non, nụ hoa, sau đục vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy.Thiệt hại nặng nhất là khi sâu đục vào quả, những quả non mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn bị đục sẽ bị thủng và thối, đùn phân ra ngoài. Một đời sâu non có thể di chuyển đục nhiều quả.Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SEASON 450SC diệt trừ hiệu quả sâu đục quả gây hại cây cà chua
- Rầy nâu:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
- Bọ xít muỗi:Gây hại trên cây công nghiệp như điều, ca cao là chính. Dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử trên lá non, cành, trái non, tạo thành các vết sẹo trên lá trên trái, gây biến dạng trái, gây chết chồi, cành cây hoặc toàn bộ cây. Chúng thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát, những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày, gây hại bắt đầu từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, là giai đoạn cây tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa kết trái.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SEASON 450SC diệt trừ hiệu quả bọ xít muỗi gây hại cây trồng
- Mọt đục cành:Có tên khoa học là Xyleborus morstatti Hagedorn. Hình thái con cái có màu nâu sẫm, cánh màng, dài 1,6 – 2,0 mm. Con đực có màu nâu, nhỏ hơn con cái và chỉ dài 1,0 mm, không có cánh màng nên không thể bay được. Trên mình có nhiều lông mềm màu hung.Gây hại nặng trên các vườn giai đoạn kiến thiết cơ bản, chủ yếu gây hại trên các cành tơ, mới ra. Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng, làm cành bị khô, trường hợp gây hại nhiều trên cành cơ bản cây có thể bị chết. Đối với những cành có đường kính > 9 mm khi bị mọt, cành không bị khô chết nhưng về sau sẽ bị gãy do mang quả.Tập tính sinh hoạt của mọt đục cành thường xuất hiện trong các tháng mùa khô, sau đó giảm dần cho đến mùa mưa năm sau. Chúng còn sống trên cây bơ, ca cao, xoài, muồng hoa vàng hạt lớn…
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SEASON 450SC diệt trừ hiệu quả mọt đục cành gây hại cây cà phê
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SEASON 450SC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SEASON 450SC)
*Rầy nâu:
- Liều lượng: 0.3 lít/ha
- Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi rầy tuổi 1-2
*Sâu cuốn lá:
- Liều lượng: 0.3 lít/ha
- Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Lượng nước phun 400-600l/ha. Phun thuốc khi mật độ sâu non tuổi 1-2 từ 10-20 con/m2
*Rệp sáp:
- Liều lượng: 0.05%
- Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Phun thuốc 1 lần khi mật độ 5-7 con/chùm quả
*Mọt đục cành:
- Liều lượng: 0.07%
- Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Phun thuốc 1 lần khi có dấu hiệu mọt đục cành gây hại
*Bọ xít muỗi:
- Liều lượng: 0.1%
- Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Phun ướt đều cây trồng khi tỷ lệ đọt bị hại khoảng 5%
*Sâu đục quả:
- Liều lượng: 0.07%
- Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Phun ướt đều cây trồng khi có sâu xuất hiện gây hại
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33