THUỐC TRỪ SÂU LUFEN EXTRA 100EC –Diệt Sâu Cuốn Lá, Nhện, Sâu Kháng Thuốc
(THUỐC TRỪ SÂU LUFEN EXTRA 100EC – ĐẶC TRỊ SÂU XANH – SÂU KEO – CHÂU CHẤU TRE – SÂU KHOANG)
THÀNH PHẦN CỦA LUFEN EXTRA 100EC:
- Emamectin benzoate 50g/kg
- Lufenuron 100g/kg
CÔNG DỤNG CỦA LUFEN EXTRA 100EC:
-
Thuốc trừ sâu Lufen Extra 100EC kết hợp 2 hoạt chất Emamectin benzoate và Lufenuron trừ sâu thế hệ mới, tác động diệt sâu bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp chất Chitin (lớp da của sâu non) làm sâu không lột xác được rồi chết.
-
Thuốc trừ sâu Lufen Extra 100EC diệt được sâu cuốn lá, sâu xanh, nhện,…,trên tất cả các loại cây trồng.
-
Thuốc trừ sâu Lufen Extra 100EC diệt được cả trứng ở một số loài sâu hại, diệt các loài sâu đã kháng các gốc khác.
======================
- SÂU CUỐN LÁ:có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn.
- SÂU XANH:là côn trùng ăn tạp (Tương tự như Sâu ăn tạp).Với phổ ký chủ rộng, nó đã trở thành một loài dịch hại nghiêm trọng đối với thực vật đặc biệt là các loại rau ngắn ngày như: Củ cải đường, bông cải, bắp cải, cần tây, đậu nành, đậu xanh, hành, ớt, bắp, đậu đũa, cà tím, rau diếp, khoai tây, khoai lang, cà chua,…Sâu mới nở sống tập trung xung quanh ổ trứng, sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày khi nắng nóng thường chui xuống đất.Sâu gây hại bằng cách ăn phần diệp lục của lá, chừa lại lớp biểu bì trắng. Cuối tuổi 1 trở về sau sâu phân tán sang các lá lân cận, ăn phần thịt lá còn lại gân lá, khi mật số cao sâu ăn trụi cả lá, cuống và trái non.Sâu có tập quán nhả tơ buông mình xuống đất khi bị động.
Trên cây ớt: Sâu ăn phá đọt non, ăn lủng lá, hoa và trái. Trên trái ớt sâu thường ăn ở phần đầu trái nới tiếp giáp với đài hoa hay đục lổ ở giữa trái, trái bị sâu ăn thường thối và rụng sớm.
- SÂU KEO: gây hại bằng cách ăn lá, thân. Sâu non, mới nở, cắn lá bên dưới, thoạt tiên cạp biểu bì, để lại màng mỏng, sâu ăn lá thành các lổ nhỏ, sâu lớn ăn từ mép lá vào trong và ăn khuyết thành từng hàng dài trên phiến lá. Thường trên một cây, chỉ thấy có 1 (hoặc 2 sâu) do tập tính ăn thịt đồng loại khi sống gần nhau. Sâu tuổi lớn (tuổi 4 – 6), sức ăn phá mạnh hơn sâu tuổi nhỏ, để lại gân, lá, thân tơi tả, rách nát.
Thiệt hại do sâu cắn lá khi cây còn nhỏ có thể được đền bù bằng cách ra lá mới, tuy nhiên nếu sâu tuổi lớn chui vào vào loa kèn, ăn đứt đỉnh sinh trưởng, gây chết đọt, thiệt hại sẽ lớn, năng suất có thể mất từ 30 – 60%. Sâu cũng có thể đục vào trái, ăn hạt như sâu đục trái (Helicoverpa sp), tuy nhiên khác sâu đục trái có khuynh hướng đục từ trên xuống xuyên qua lớp râu bắp trước khi ăn hạt ở đầu trái, sâu keo mùa Thu ăn phá bằng cách đục xuyên qua lá bao để ăn hạt bên trong.
- CHÂU CHẤU TRE:Vòng đời của châu chấu là một năm, con trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ dưới đất nơi vùng đất đỏ xốp và ẩm hoặc dưới lớp lá cây mục, trung bình mỗi ổ có 100-150 trứng. Châu chấu non xuất hiện từ tháng 4 khi có những trận mưa đầu mùa giúp trứng nở. Sau khi nở, châu chấu non quần tụ quanh ổ trứng, vài giờ sau thì phân tán đi ăn phá cây. Châu chấu tre lưng vàng chủ yếu gây hại trên vầu, nứa, chúng ăn trụi lá làm cho cây trơ cành, khô héo và chết.Ngoài ra, khi hết thức ăn chúng sẽ di chuyển đến phá hại trên các cây trồng khác gần bìa rừng như ngô, lúa, cỏ chăn nuôi…Chỉ có thể khống chế khi châu chấu mới xuất hiện, con còn non, co cụm thành đàn, chưa đủ cánh bay xa. Do vậy việc điều tra, phát hiện tổ chức bao vây diệt châu chấu non là rất cần thiết.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU LUFEN EXTRA 100EC dùng tiêu diệt hiệu quả châu chấu tre hại trên cây lúa và các cây trồng khác
- SÂU KHOANG:là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,…Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU LUFEN EXTRA 100EC dùng tiêu diệt hiệu quả sâu khoang gây hại trên cây đậu
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA LUFEN EXTRA 100EC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA LUFEN EXTRA 100EC)
- Liều lượng: 400ml/ha
- Lượng nước phun: 400 – 600 lít/ha.
- Phun ướt đều tán lá cây trồng
- Thời gian cách ly: 7 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33