THUỐC TRỪ SÂU FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC –Trừ Sâu Cắn Ngọn Hoa Điều, Sâu Khoang
(THUỐC TRỪ SÂU FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC – TRỪ SÂU ĐỤC CÀNH – BỌ XÍT MUỖI – SÂU RÓM )
THÀNH PHẦN CỦA FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC:
- Alpha- Cypermethrin 50g/kg
CÔNG DỤNG CỦA FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC:
- Hoạt chất Alpha- Cypermethrin đã được nhiều công ty đăng ký tên thương mại khác nhau ở Việt Nam dùng để trừ sâu đục cành, rầy, bọ xít muỗi, sâu róm, sâu ăn lá hại điều, sâu cắn ngọn hoa điều, trừ mọt đục cành, rệp sáp hại cà phê, rầy rệp chích hút hại tiêu, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, hại cam, quýt…
======================
- Sâu khoang:có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng, thực vật khác nhau. Cụ thể nó đã tàn phá đến 290 loại thực vật nằm trong 99 họ khác nhau gồm đủ các loại cây. Từ cây công nghiệp, cây lương thực, đến cây rau đậu hay cây phân xanh, cây thực phẩm, không trừ bất cứ giống cây nào.Thông thường thì khi còn nhỏ sâu non sẽ gây hại nặng nhất bởi vì mỗi lần nở ra là trên lá lại có đến hàng trăm con, mỗi con nhấm một tí là chẳng mấy chốc lá sẽ xác xơ. Không chỉ có vậy khi chúng bám vào vỏ quả thì còn cắn vỏ và làm giảm mẫu mã của quả nữa.Sâu khoang còn có đặc điểm là khi lớn mà tình trạng thức ăn khan hiếm chúng sẽ tự động thịt lẫn nhau để duy trì sự sống. Tiếp theo sẽ tiêu diệt cả thân cây, cành cây, trái non chứ không chỉ diệt lá cây nữa. Đến thời kỳ sâu đẫy sức chúng chui vào lòng đất tự tạo thành một khoang riêng và chờ đợi để chuyển sang giai đoạn nhộng.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC tiêu diệt sâu khoang hại cây đậu
- rệp sáp:Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, phủ nhiều sợ sáp trắng. Con trưởng thành đực không có sáp, mình thon dài, râu và chân có nhiều lông ngắn.Con non chưa có sáp, có màu hồng nhạt, chân phát triển mạnh và hoạt động nhiều. Khác với con trưởng thành, con non chỉ nằm một chỗ để chích hút nhựa cây và sinh sản.Vòng đời của rệp sáp trung bình từ 30 – 45 ngày.
Triệu chứng ở rễ: rệp sáp sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng. Do vậy, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Mặt khác nơi rệp sáp sinh sống, và các vết thương do chúng tạo ra thường là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công.
Triệu chứng trên chồi non, chùm quả: Rệp sáp phát triển mạnh vào giai đoạn đầu mùa mưa, chúng đẻ trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến vị trí thích hợp và bắt đầu chích hút nhựa cây. Thường làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non. Điều nay làm giảm năng suất cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Vị trí rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp. Đồng thời phát sinh các loại nấm hại như nấm hồng, nấm bồ hóng. Khiến cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi sẽ lây lan sang các vị trí khác.
- BỌ XÍT MUỖI:Thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae, là loài đa thực có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như (Điều, Mãng cầu na, Tiêu, Xoài, Cây có múi,…). Bọ xít muỗi gây hại trên cây điều được phát hiện với hai dạng chính đó là Bọ xít muỗi xanh và Bọ xít muỗi đỏ.
Dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử trên lá non, cành, trái non, tạo thành các vết sẹo trên lá trên trái, gây biến dạng trái, gây chết chồi, cành cây hoặc toàn bộ cây. Chúng thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát, những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày, gây hại bắt đầu từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, là giai đoạn cây tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa kết trái.
- Trừ mọt đục cành:Mọt trưởng thành là một loại bọ cánh cứng có màu nâu đến màu đen sẫm. Mọt cái trưởng thành có kích thước cơ thể lớn hơn, màu sắc đậm hơn mọt đực trưởng thành. Cơ thể mọt cái trưởng thành dài khoảng 1,6 – 2mm; trong khi đó, cơ thể mọt đực trưởng thành dài khoảng 0,8 – 1mm.Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng. Mọt cái đẻ trứng trong hang do chúng tạo ra, sâu non khi nở ra chỉ ăn một loại nấm Ambrosia do mọt cái trưởng thành mang các bào tử nấm vào trong quá trình làm tổ..
Cành cà phê bị mọt đục thường có biểu hiện qua 3 giai đoạn: (1) Các vảy bao hình tam giác, ở các đốt của cành cà phê đen lại, một vài cặp lá ở gần lỗ đục tiến về phía đầu cành bị rụng; (2) Cành bị mọt đục có hiện tượng héo, trên cành chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu cành; (3) Cành chết khô.
- Nhện đỏ:Cây mất màu xanh và chuyển thành màu vàng. Mặt trên của lá bị vàng loang lỗ, mặt dưới có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám. Nhìn kỹ sẽ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, lá vàng, thô cứng… Sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá.Chúng xuất hiện làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Chúng khiến hoa có thể bị thui, rụng còn trái bị vàng, sạm và nứt khi lớn. Ngoài ra nhện còn có thể truyền bệnh virus cho cây.Khi quần thể nhện tăng trưởng, chúng phân bố khắp bề mặt lá. Chúng làm lá chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và lá dưới sẽ rụng trước. Chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC tiêu diệt nhện đỏ hại cây trồng
- Sâu róm: Sâu róm đỏ ăn lá và chồi non của cây, nhất là lá non và lá bánh tẻ, sâu ăn lá chỉ chừa lại gân lá. Do có hoạt động ăn khoẻ và sinh sản mạnh, nên mật số tăng lên rất nhanh. Trong một thời gian ngắn sâu róm đỏ có thể ăn trụi hết lá trên cây điều. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn.Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới mặt lá và ít di chuyển. Đêm đến bò ra phá hại sang các cành lá khác.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC tiêu diệt sâu róm hại cây trồng
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA FM-TOX 50EC – FOR TOX 50EC)
1. Dùng FM-Tox 50EC cho cà phê để trị rệp sáp
Liều lượng: 0.15 – 0.20 %
Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 14 ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu hại mới xuất hiện
2. Dùng FM-Tox 50EC cho lạc để trị sâu khoang
Liều lượng: 0.7 lít/ha
Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 14 ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
Cách dùng: Lượng nước phun 500 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu hại mới xuất hiện
3. Dùng FM-Tox 50EC cho lúa để trị sâu cuốn lá
Liều lượng: 0.5 – 0.7 lít/ha
Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 14 ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Pha 8-10ml cho bình 8-10 lít nước, phun 2 bình cho 360m2, 3 bình cho 500m2, 5-6 bình cho 1000m2.
- Phun khi sâu hại phát sinh.
- Liều dùng: 0.5-0.7 lít/ha
- Lượng nước: 400-500 lít/ha
- Có thể hỗn hợp với các loại thuốc trừ sâu, bệnh khác, trừ thuốc có tính kiềm
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33