THUỐC TRỪ SÂU CONFITIN 90EC– USS 90 –Đặc Trị Bọ Trĩ, Sâu Cuốn Lá, Sâu Đục Thân
(THUỐC TRỪ SÂU CONFITIN 90EC – USS 90 – XỊT ĐƯỢC TRÊN BÔNG – ĐẶC TRỊ SÂU LÔNG – BỌ XÍT HÔI – RẦY XANH)
THÀNH PHẦN CỦA CONFITIN 90EC – USS 90:
- Abamectin………………….36g/lit
- Chlorfluazuron …………..54g/lit
- Hight up additives ……..910g/lit
CÔNG DỤNG CỦA CONFITIN 90EC – USS 90:
- CONFITIN 90EC – USS 90 có chứa hoạt chất Chlorfluazuron và Abamectin là sự kết hợp của hai hoạt chất trừ sâu, có phổ tác động rộng, hạn chế sự nhờn thuốc của sâu hại.
- Đặc trị Bọ trĩ; Sâu xanh; Sâu xanh da láng; Sâu cuốn lá; Sâu đục thân; Rầy nâu; Rầy xanh; Bọ cánh tơ; Bọ xít muỗi.
======================
- Bọ trĩ hại cây có múi :Sống trên các bộ phận như cánh hoa, đài hoa, nụ hoa, cuống hoa, lá non, quả non. Bọ sống và gây hại chủ yếu trên hoa quả non. Trưởng thành ít bay, hoạt động mạnh vào buổi sáng và chiều mát.Cả trưởng thành và ấu trùng bọ trĩ màu vàng đều cắm vòi hút dinh dưỡng từ hoa, quả non.
Nếu bị nặng hoa sẽ bị táp, nhanh tàn, cánh hoa rụng sớm, giảm tỷ lệ đậu quả.Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu, cong queo.Trên trái, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái.
- Sâu xanh da láng:là côn trùng ăn tạp (Tương tự như Sâu ăn tạp).Với phổ ký chủ rộng, nó đã trở thành một loài dịch hại nghiêm trọng đối với thực vật đặc biệt là các loại rau ngắn ngày như: Củ cải đường, bông cải, bắp cải, cần tây, đậu nành, đậu xanh, hành, ớt, bắp, đậu đũa, cà tím, rau diếp, khoai tây, khoai lang, cà chua,…Sâu mới nở sống tập trung xung quanh ổ trứng, sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày khi nắng nóng thường chui xuống đất. Sâu gây hại bằng cách ăn phần diệp lục của lá, chừa lại lớp biểu bì trắng. Cuối tuổi 1 trở về sau sâu phân tán sang các lá lân cận, ăn phần thịt lá còn lại gân lá, khi mật số cao sâu ăn trụi cả lá, cuống và trái non. Sâu có tập quán nhả tơ buông mình xuống đất khi bị động
Trên cây hành lá và hành củ: Ngài đẻ trứng bên ngoài cọng hành, sâu nở ra và chui vào bên trong ăn phần nhu mô lá, làm lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp làm bụi hành còi cọc, lá bị cạp thũng chỗ chỗ, gãy gập đứt ngọn. Sâu thải phân bên trong ống hành. Trường hợp mật số cao sâu ăn trụi hết lá, không còn lá để bó khi thu hoạch, sâu còn gây hại cả củ làm mất giá trị thương phẩm.
- Bọ cánh tơ hại chè :Cả bọ non nở ra đến trưởng thành, chúng bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại, làm cho mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám.
Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng. Chỉ cần một vài con bọ cánh tơ vẫn có thể làm giảm chất lượng búp chè, búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn, chè chế biến sẽ có vị đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh.Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo.
- Sâu đục thân hại cây bắp:được biết đến là loài côn trùng gặm nhấm, tấn công và gây hại đến nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây bắp. Sâu đục thân là loại sâu thường xuyên gây hại nặng đối cây bắp. Ngay cả sâu non và sâu trưởng thành đều có khả năng gây hại lên các bộ phận của cây bắp từ nõn, thân, trái và hạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng mùa vụ thậm chí gây gãy gục, chết cây.
Ngoài bắp, sâu đục thân còn tấn công, gây hại lên nhiều loại cây trồng khác như bông, đay, cà, cao lương, kê,… và một số loại cây thuộc họ Hoà Thảo.
- Rầy nâu hại lúa:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CONFITIN 90EC – USS 90:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CONFITIN 90EC – USS 90)
- Cây trồng, đối tượng:
- Chè (Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi)
- Lúa (Rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân)
- Đậu xanh (Sâu xanh)
- Nho (Bọ trĩ, Sâu xanh da láng)
- Liều lượng: Pha 15ml /bình 25 lít nước.
- Cách dùng: Lượng nước phun 400-500 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33