THUỐC TRỪ SÂU AKULAGOLD 260EW –Hạ Gục Nhanh Sâu Gầy, Diệt Trứng Gầy Hiệu Qủa
(THUỐC TRỪ SÂU AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260 – ĐẶC TRỊ SÂU ĐỤC THÂN – RUỒI VÀNG)
THÀNH PHẦN CỦA AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260:
- Profenofos…………………… 200g/l
- Thiamethoxam……………..50g/l
- Beta – Cypermethrin ……10g/l
- Phụ gia vừa đủ
CÔNG DỤNG CỦA AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260:
- AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260 có chứa hoạt chất Thiamethoxam có Đặc tính: là thuốc trừ Sâu – Rầy có đặc tính tiếp xúc, lưu dẫn, vị độc, xông hơi, có khả năng hạ gục nhanh sâu rầy và diệt trứng rầy hoàn hảo. Xua đuổi và Diệt ruồi vàng rất hiệu quả, ít bị kháng thuốc.
- Đặc trị: ruồi vàng, rầy nâu, Sâu đục thân, Sâu đục trái Sầu riêng, Rệp Sáp hại cà phê.
======================
- ruồi vàng:Đối với nhiều loại cây ăn trái như mít, ổi, măng cụt, mạn hay xoài thì ruồi đục trái chính là kẻ thù lớn nhất. Chúng sẽ đẻ trứng trực tiếp vào quả sau đó trứng nở thành sâu và ăn quả từ bên trong.Vào giai đoạn cây ra trái thì ruồi vàng cũng là lúc phát sinh nhiều nên nếu không cẩn thận sẽ khiến trái cây bị chúng làm hư hại. Vài ngày sau trứng sẽ nở thành ấu trùng. Chúng sẽ từ từ ăn thịt quả và cứ thế lớn đến khi trở thành ấu trùng trưởng thành. Những quả bị ruồi gây hại đều có nhiều dòi nên không thể ăn được. Chúng sẽ gây hại trên quy mô và diện tích lớn ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế.
Sử dụng AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260 trị ruồi vàng
- rầy nâu:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
- Sâu đục thân:Nếu là sâu non chúng sẽ chọn các đốt ở chồi và hoa để tấn công từ đó làm chúng héo đi. Sau đó các phần trên non sẽ bị gãy và chết. Con nào gây hại cho trái thì làm trái bị hỏng, nếu có phát triển cũng không đạt kích thước tiêu chuẩn.Các con cái sẽ đục vào vỏ thân thành từng lỗ rồi đẻ trứng vào đó. Phần xung quanh lỗ đục sẽ có màu đậm hơn chỗ khác và sau vài giờ sẽ chuyển sang màu đen.
Các cây dễ bị sâu đục thân làm hại là giống thuộc họ có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,.. hay các loại cây cảnh như mai, đào… Không chỉ có sâu đục thân, đục cành, đục gộc mà còn bị nhiều loại khác tấn công nữa.
- Sâu đục trái Sầu riêng:Sâu đục trái thường đẻ trứng gần cuống của trái non, sâu non nở ra sẽ đục vào vỏ trái sầu riêng để chui vào tấn công thịt quả.Sâu khi cỡ đầu nhang sẽ chui ra làm nhộng trên các lá khô để sinh trưởng và phát triển rồi lại tiếp tục tấn công quả.Sâu gây hại từ lúc trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng sâu hại nặng nhất là khi trái sầu riêng bắt đầu vô cơm cho tới khi trái chín.Đường đục sẽ là nơi cho chúng hóa nhộng, chui ra ngoài để nhả tơ kết kén ngay bề mặt gai. Chu kì này diễn ra khoảng 1 tuần.
Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ bị sâu đục, phân sẽ đùn ra ngoài, gặp mưa hay điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm bệnh gây hại. Nấm bệnh gây hại nghiêm trọng thường gặp là nấm Phytophthora palmivora, gây ra bệnh thối trái trên cây sầu riêng.Trái bị sâu gây hại khi còn nhỏ sẽ bị biến dạng và rụng, nếu bị sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm giảm chất lượng trái.
- Rệp Sáp hại cà phê:là một loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây cà phê, gây thiệt hại lớn đến năng suất.Vòng đời của rệp sáp trung bình từ 30 – 45 ngày.
Triệu chứng ở rễ: rệp sáp sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng. Do vậy, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Mặt khác nơi rệp sáp sinh sống, và các vết thương do chúng tạo ra thường là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công.
Triệu chứng trên chồi non, chùm quả: Rệp sáp phát triển mạnh vào giai đoạn đầu mùa mưa, chúng đẻ trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến vị trí thích hợp và bắt đầu chích hút nhựa cây. Thường làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non. Điều nay làm giảm năng suất cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Vị trí rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp. Đồng thời phát sinh các loại nấm hại như nấm hồng, nấm bồ hóng. Khiến cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi sẽ lây lan sang các vị trí khác.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA AKULAGOLD 260EW – RUỒI VÀNG 260)
- Pha 10-15ml/bình 25L, phun 2 bình/công
- Pha 100 – 125ml/phy 200 lit nước
- Phun 400 -500 lít/ha
- Chú ý: Dung dịch thuốc có dạng phân lớp.
- Lắc đều trước khi sử dụng.
- Thời gian cách ly: 7 – 10 ngày
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33