THUỐC TRỪ RẦY SINEVAGOLD 500WP – RONALDO –Trừ Sâu Bệnh Hại, Rệp Sáp, Rầy Nâu
(THUỐC TRỪ RẦY SINEVAGOLD 500WP – RONALDO – ĐẶC TRỊ RẦY VÀ TRỨNG RẦY)
THÀNH PHẦN CỦA SINEVAGOLD 500WP – RONALDO:
- Buprofezin: 90g/l
- Dinotefuran: 10 g/l
- Isoprocarb: 400g/l
CÔNG DỤNG CỦA SINEVAGOLD 500WP – RONALDO:
- SINEVAGOLD 500WP – RONALDO có chứa ba hoạt chất (Buprofezin, Dinotefuran và Isoprocarb) có khả năng phòng trừ các loại sâu hại như: Rầy nâu, bọ trĩ, muỗi hành trên lúa; Rệp sáp, rệp vảy, rệp muội, rầy xanh, rầy phấn trắng, rầy nhảy, rầy thánh giá, rầy chổng cánh, bọ xít muỗi, bọ trĩ, ruồi đục quả,…. trên Cam, chanh, quýt, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, xoài, mãng cầu, cà phê, tiêu, điều,..
======================
- Rệp sáp:Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên bưởi, cam… có thể chia làm hai nhóm: Nhóm rệp sáp dính (thường cố định không di chuyển) và nhóm rệp sáp bông (vẫn có thể di chuyển).Các loài rệp sáp đều có vòng đời ngắn, khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, chúng phát triển rất nhanh khi có môi trường thuận lợi. Tùy theo loài mà có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau.
Rệp sáp gây hại trên trái làm cho trái bị biến dạng không phát triển được.Trên lá rệp sáp tiết ra chất dịch ngọt làm thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp.Khả năng ra hoa đậu trái cũng giảm do rệp tấn công hút chất trên cành, trên lá làm cho cây bị suy kiệt, khả năng sinh trưởng phát triển cũng như tiềm năng năng suất sẽ giảm rất nhiều.
- Rầy nâu:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
- Ruồi đục quả:Ruồi cái dùng ống chọc sâu vào vỏ quả, đẻ một chùm từ 5 đến 10 trứng (thường đẻ trứng ở phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả).Vỏ quả ở chỗ bị ruồi đục có màu đen, ứ nhựa (mủ), mềm, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh tấn công khiến trái bị thối và có thể bị rụng.Dòi của ruồi vàng nở ra đục ăn trong quả. Thông thường, quả bị dòi đục sẽ bị bội nhiễm những loại vi sinh vật nên thối rất nhanh.Trái cây bị ruồi đục sẽ bị giảm giá trị, chất lượng và không xuất khẩu được
Đối với trái thanh long, ruồi đẻ trứng lên vỏ quả, dòi sau khi nở sẽ sống bên trong quả thanh long. Khi đó, bạn sẽ thấy bên ngoài vỏ có vết châm kim và ứa nước vàng.
- Muỗi hành:Muỗi tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh. Ấu trùng mới nở có một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày sống trong nước, nếu không có nước trong vòng 24 giờ ấu trùng sẽ chết, sau đó chui qua bẹ lá đục vào đỉnh sinh trưởng của lúa để chích hút. Lúc này, ấu trùng đồng thời tiết ra một chất khiến bẹ của chiết lá non nhất mọc dài ra thành ống tròn màu xanh lá hơi nhạt, phần phiến lá cuộn thành mảnh nhỏ ở đầu ống, ấu trùng sống trong đó. Khoảng 1 tuần sau khi muỗi xâm nhập, ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành (hoặc cọng năn). Lúc này, ấu trùng sắp hóa nhộng, chúng bò lên ngọn lá hành đục một lỗ nhỏ nằm chờ hóa muỗi chui ra ngoài để tiếp tục vòng đời gây hại cho lúa. Khi đã chui ra, chúng sẽ để lại vỏ nhộng dính trên ống hành.
Những bẹ lá lúa đã bị sâu năn chích hút và biến dạng thành ống tuy không chết đi nhưng cũng không thể trổ bông được. Để bù lại, cây lúa sẽ đâm thêm nhiều chồi mới, những chồi mới này hầu như không có khả năng trổ bông.
- Rầy chổng cánh:Rầy rất nhỏ, thành trùng dài từ 2.5-3mm, ít bay nhảy, có cánh dài, thân và cánh màu nâu xám, xen kẽ những vệt trắng vàng, cánh sau ngắn hơn cánh trước. Khi đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu tạo thành một góc 30o-45o so với mặt lá.
Rầy chích hút làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái.Lá và đọt non do rầy chích hút chất dinh dưỡng khiến cho phiến lá nhỏ và xoăn, còn đọt non lụi dần, sần sùi.Chất thải của rầy chổng cánh thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp. Đặc biệt côn trùng này là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) nguy hại nhất trên cây có múi.
- Rầy nhảy:Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Rầy nhảy gây hại nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.Rầy nhảy gây hại nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh.Rầy nhảy là loại côn trùng rất phổ biến trên sầu riêng, chúng gây hại giai đoạn sầu riêng ra đọt non, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng. Trong mùa nắng nóng, rầy nhảy phát triển mạnh.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SINEVAGOLD 500WP – RONALDO:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SINEVAGOLD 500WP – RONALDO)
- Liều lượng: 0.06% PHI: 200lit.
- Cách dùng: Phun ướt đều cây trồng khi mật độ rệp khoảng 5 – 7 con/ chùm quả.
- Cây trồng lúa Dịch hại rầy nâu
- Liều lượng: 0.5 kg/ha PHI: 200lit.
- Cách dùng: Lượng nước phun 400-500 lít/ha. Phun khi rầy tuổi 1-2…
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33