THUỐC TRỪ BỆNH STARNER 20WP–SUMITOMO CHEMICAL–Phòng Trừ Ức Chế Bệnh Vi Khuẩn
(THUỐC TRỪ BỆNH STARNER 20WP – SUMITOMO CHEMICAL – ĐẶC TRỊ VI KHUẨN – CÂY TRỒNG PHỤC HỒI NHANH – ỨC CHẾ VI KHUẨN)
THÀNH PHẦN CỦA STARNER 20WP:
- Hoạt chất chính: Oxolinic acid 200g/kg
CÔNG DỤNG CỦA STARNER 20WP:
- THUỐC TRỪ BỆNH STARNER 20WP – SUMITOMO CHEMICAL : Thuốc có tính nội hấp, tiếp xúc cao
- Phòng và trị rất hiệu quả các bệnh do vi khuẩn gây ra
- Ngăn chặn ngay tức thời sự lây lan của vết bệnh
- Cây trồng sẽ hồi phục rất nhanh
- Ức chế vi khuẩn kháng thuốc
– Phòng, trị bệnh cháy bìa lá ( bạc lá ), lem lép hạt trên cây lúa.
– Trị bệnh thối nhũn trên bắp cải và cá loại rau màu khác.
– Trị bệnh thối nhũn trên cây hoa lan.
– Trị bệnh ghẻ loét, ghẻ sẹo trên cây có múi.
– Ngăn chặn và chống lây lan vết bệnh.
– Ức chế các loại vi khuẩn kháng thuốc.
======================
- Đối với bệnh bạc lá:Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy tren ruộng từ sau khi lúa đẻ – trỗ – chín – sữa.
Vết bệnh triệu chứng bạc lá lúa giai đoạn mạ: Triệu chứng gây bệnh không đặc trưng như trên lúa, do đó dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khô đầu lá lúa do sinh lý. Vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở mép lá, mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau, có màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác.
Vết bệnh triệu trứng bạc lá lúa trên cây lúa giai đoạn sinh trưởng: Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ dệt hơn, tuy nhiên nó có thể biến đổi ít nhiều tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Vết bệnh từ mép lá, mút ls lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có vết bệnh từ ngay giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác.
- Đối với bệnh lem lép hạt lúa:là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
“Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
- Đối với thối nhũn bắp cải:phát sinh phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước, rễ phát triển kém cũng làm cho bệnh nặng hơn.
Đối với rau ăn lá, vi khuẩn gây hại có thể làm thối từng khóm rau đến cả ruộng rau tùy mức độ nhiễm và các tác nhân cộng hợp khác. Quá trình từ khi bị nhiễm bệnh ở một bộ phận thân, lá cho đến khi lan ra cả cây cũng rất nhanh. Cây bị bệnh thường thối nhũn hay thối mềm, trên mô lá và thân cây có dịch vi khuẩn màu vàng xám và có mùi hôi.
- ghẻ loét cây cam:(hay còn gọi là bệnh đốm lá vi khuẩn, đốm mắt cua) phá hoại cây ăn quả có múi do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra.Trên lá có đốm màu nâu đôi khi lá bị thủng lỗ; xung quanh đốm nâu có viền vàng sáng rất rõ. Các vết bệnh liên kết lại làm lá có màu vàng và lá rụng hàng loạt, cành trơ trụi.
Trên trái vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA STARNER 20WP:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA STARNER 20WP)
- Đối với bệnh bạc lá (cháy bìa lá lúa): Pha 1 gói 10gr cho bình 8-10 lít nước, phun 3 bình cho 500m2. Khi bệnh nặng cần phun ít nhất từ 3-4 bình cho 500m2 và nên phun kép. Nên phun phòng sớm trước khi thấy điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển
- Đối với bệnh lem lép hạt lúa: Pha 1 gói 10gr cho bình phun 8-10 lít. Phun phòng: 3 bình cho 500m2 và phun ít nhất 2 lần vào lúc lúa bắt đầu trổ và lúc lúa trổ gần hết
- Đối với thối nhũn bắp cải: Pha 1 gói 10gr cho bình phun 8-10 lít nước. Phun thật đẫm ướt tất cả bộ phận của cây đặc biệt là phần bị vi khuẩn gây hại
- Thời gian cách ly: 14 ngày đối với lúa và 7 ngày đối với bắp cải.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33