THUỐC TRỪ BÊNH SINH HỌC TRICÔ –Trừ Bệnh Vàng Lá, Thối Rễ Do Nấm
(THUỐC TRỪ BÊNH SINH HỌC TRICÔ – ĐHCT ĐẶC TRỊ BỆNH VÀNG LÁ , THỐI RỄ DO NẤM)
Thành phần THUỐC TRỪ BÊNH SINH HỌC TRICÔ ĐHCT :
Nấm Trichoderma spp. 100 triệu bào tử/g. Phụ gia vừa đủ 1g
Quy cách: 500g
Công dụng chế phẩm vi sinh trừ bệnh Tricô ĐHCT:
- Nấm Trichoderma là nhóm VSV đất gồm nhiều loài có ích đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong trồng trọt ở nhiều quốc gia.
- Là loài nấm phân bố rộng rãi trên nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau. Chúng có nhiều tác động trên hệ sinh vật, thảm thực vật đất và đất trồng do đặc điểm là loài nấm đối kháng với các loài sinh vật gây hại quan trọng như Fusarium, Rhizoctonia, Phytophthora, Pythium…
- Những loài vi khuẩn và tuyến trùng cho cây trồng trong đất bằng cách ký sinh hoặc tiết các kháng sinh, enzyme để ức chế hoặc phân hủy VSV đối kháng.
- Ngoài ra Trichoderma còn có khả năng tiết các enzyme để phân hủy hữu cơ (cơ chế hoại sinh). Qua đó nấm có thể giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ trong đất để tạo thành dinh dưỡng cho cây trồng. Người ta còn ứng dụng nấm Trichoderma để phân hủy hữu cơ để ủ phân cho mau hoai mục.
======================
- Tuyến trùng: là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn chỉ nhìn thấy hình thái dưới kính hiển vi và là mối nguy hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, chủ mưu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Đây là đối tượng dịch hại mà người nông dân ít được biết đến do chúng có kích thước nhỏ không nhìn thấy bằng thường, lại sinh sống chủ yếu trong đất, nước và gây hại chủ yếu bộ rễ của cây.
- Một số cây trồng cạn như: Cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả…, thường xuyên bị tuyến trùng gây hại.
Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như: Rễ có những khối u sần (u bướu) xuất hiện, cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến trùng không phân bố đều. Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho cây.
- Triệu chứng cây rau màu bị tuyến trùng gây hại
– Cây rau màu (cà rốt…): Chủ yếu tuyến trùng Meloidogyne spp.
+ Triệu chứng trên mặt đất: Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển màu vàng, nếu mật số tuyến trùng cao, hại nặng cây dễ bị chết.
+ Triệu chứng dưới mặt đất: Hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng, lúc đầu u bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng u nát ra, rễ bị đen.
– Trên cây lúa (u bướu rễ lúa): Do tuyến trùng Meloidogyne graminicola gây hại
Triệu chứng biểu hiện: Trên đồng ruộng, cây lúa khoảng một tháng tuổi thường thấy có triệu chứng bệnh. Bệnh phát triển mạnh trên những chân ruộng khô hạn, trên những vùng đất chua, bón nhiều lân supe từ vụ trước. Đây là loài tuyến trùng nội ký sinh, háo khí, chúng ngừng phát triển trong điều kiện đất ngập nước. Cây bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm. Nhổ rễ lên, thấy rễ vẫn trắng tốt nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rể hoặc ở chóp rể. Nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1-2 mm. Khi bị tuyến trùng ký sinh gây hại, cây lúa phát triển kém, còi cọc.
Sử dụng STARSUPER 20WP phòng trị hiệu quả nhiều loại nấm bệnh như : thối rễ trên cây con
Sử dụng STARSUPER 20WP phòng trị hiệu quả nhiều loại nấm bệnh như : vàng lá cây nho
Sử dụng STARSUPER 20WP phòng trị hiệu quả nhiều loại nấm bệnh như : sưng rễ bắp cải
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ BÊNH SINH HỌC TRICÔ ĐHCT:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ BÊNH SINH HỌC TRICÔ ĐHCT)
- Tưới vào gốc: Pha 5g (1 muỗng cà phê)/10 lít nước tưới cho 5 m2 đất trồng, kết hợp rải phân hữu cơ 0.5 – 2 kg/m2 .
- Sau 1-2 tuần bón thêm phân N-P-K tỉ lệ 1:3:2 để tăng hiệu quả phòng trị bệnh cây.
- Phun trên lá: Pha 20-40 g/bình 10 lít (nên kết hợp chất bám dính để tăng hiệu quả).
- Tưới bầu cây con: Pha 5g/10 lít nước, tưới cho 250-500 bầu.
- Ủ phân chuồng:
- Nguyên liệu: Rơm, cỏ, lục bình, lá cây, phân chuồng hoai hoặc đã mất mùi hôi (20 % thể tích),… sau đó các nguyên liệu đó được gom lại thành đống ( chiều cao đống ủ: 1- 1,5 m., đáy đống ủ: 2 x 2 m ), chủng nấm TRICÔ-ĐHCT (20 – 30 g / m2).
- Phương pháp thực hiện: Đậy bạt nhựa (bạt đục), tưới nước bổ sung (đủ ẩm), sau 3 tuần đảo đóng ủ (phủ bạt trở lại),thời gian ủ trung bình 1,5- 2 tháng.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33