THUỐC TRỪ BỆNH DIZEB-M45 80WP –Phòng Trừ Đạo Ôn, Khô Vằn Trên Lúa, Thối Qủa
(THUỐC TRỪ BỆNH DIZEB-M45 80WP – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH – CHỐNG RỬA TRÔI – BÁM DÍNH TỐT)
THÀNH PHẦN CỦA DIZEB-M45 80WP:
- Mancozeb: 80%w/w
- Phụ gia: 20%w/w
CÔNG DỤNG CỦA DIZEB-M45 80WP:
- Dizeb-M45 là thuốc trừ nấm bệnh dạng tiếp xúc, phổ tác dụng rộng trên nhiều loại cây trồng.
- Phòng trừ các bệnh đạo ôn, khô vằn trên lúa; sương mai trên khoai tây; thối quả nhãn, nho; rỉ sắt trên cà phê, đậu tương; đốm lá trên lạc, ngô, đốm nâu trên ; vải, dưa hấu.
- Dizeb-M45 80WP chứa hoạt chất MANCOZEB là thuốc trừ bệnh có phổ tác động rộng so với các loại thuốc khác hiện nay.
- Thuốc có cấu trúc rất mịn nên phân tán và bám dính tốt trên bề mặt lá.
- Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ mới chứa các phụ gia độc đáo giúp chống rửa trôi do mưa hay nước tưới mạnh, từ đó thuốc bảo vệ cây trồng lâu hơn và hữu hiệu hơn.
- Dizeb-M45 80WP có thể pha với hầu hết các loại thuốc sâu, chất tăng trưởng, phân bón lá, thuốc trừ bệnh khác trừ lưu huỳnh và vôi. Với kích thước hạt nhỏ mịn và bổ sung chất bám dính nên có thể phun Dizeb – M45 80WP trước khi mưa 15 phút vì thuốc đã đủ thời gian khô hoàn toàn trên mặt lá.
======================
- đạo ôn:do nấm Pyricularia oryza gây ra, bệnh gây hại trong suốt quá trinh trưởng phát triển của cây lúa, nhưng thường biểu hiện rõ nét nhất là thời kỳ lúa con gái gây bệnh đạo ôn trên lá và thời kỳ lúa trổ đến vào chắc gây bệnh đạo ôn cổ bông.
Trên lá: Lúc đầu vết bệnh chỉ bằng mủi kim màu xám sau chuyển sang màu nâu rồi lan rộng thành hình thoi ở giữa có máu trắng sáng. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau gây cháy luôn cả lá, chết cây.Trên thân, cổ bông: vết bệnh có thể xuất hiện ở trên thân, cổ bông cổ gié lúa; lúc đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám sau chuyển thành màu nâu ăn lan quanh thân, cổ bông lúa làm tắt mạch dẫn, bông lúa bị khô không vào chắc được, gây lép lững.Trên hạt: Vết bệnh là những đốm tròn màu nâu trên vỏ trấu, nếu xuất hiện sớm, gặp điều kiện thuận lợi bệnh sẽ nhiểm váo hạt làm cho hạt bị lép.
- khô vằn: do nấm khô vằn có tên khoa học là Rhizoctonia solani gây nên, ngoài hại trên cây lúa loại nấm này còn gây hại trên một số loài cây trồng khác như đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ….
Nấm này phát sinh phát triển mạnh nhất khi cây lúa xanh tốt, gieo cấy dày, ruộng thấp trũng; thời tiết ấm áp, có nắng mưa xen kẽ. Triệu chứng vết bệnh ban đầu trên cây lúa là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng ở bẹ lá gần gốc lúa. Khi nấm tấn công lên lá thì vết bệnh không còn hình dạng nhất định mà loang lổ như hình vằn da hổ. Nếu không trừ bệnh kịp thời nấm sẽ ăn lên bông lúa làm bông bị lép, lửng.
- sương mai trên khoai tây:Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra.
Bệnh làm lá thâm tái và teo tóp lại. Trong điều kiện ẩm ướt, nơi vết bệnh mới, được phủ nhẹ một lớp nấm trắng mỏng, đặc biệt mặt dưới lá. Vết bệnh rất dễ lan rộng và làm toàn bộ lá bị thối rụi. Bệnh cũng làm thân, cành bị thối thâm đen… Bệnh có thể phát triển gây hại từng chòm trên vườn hoặc bệnh lan rộng, gây thối rụi hàng loạt.
- thối quả nhãn:Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm nhãn bên dưới gần mặt đất, hoặc trong tán cây. Bệnh tấn công từ bên dưới đít trái, sau đó lan dần lên và trái rụng khi vết bệnh chiếm khoảng 1/3 trái. Vết bệnh đầu tiên có màu hơi sậm như nhũn nước, sau đó có màu đen xám, ấn nhẹ vào vùng bệnh vỏ trái mềm nhũn và bể, nước chảy ra có mùi thối chua. Vào buổi sáng, có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái.
Ngoài ra, bệnh còn gây hại giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển. Bệnh gây hại ở những chùm có nhiều trái và gây hại từ những trái bên trong chùm lan dần ra. Ngoài ra, bệnh còn gây hại cả trên cành, lá, hoa và các giai đoạn phát triển của trái từ nhỏ đến chín.
- rỉ sắt trên cà phê:Bệnh do nấm Hemileia sp. gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều, ẩm thấp. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá cây cà phê. Ban đầu, vết bệnh là một chấm nhỏ ở mặt dưới lá, có hình bầu dục với màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh phát triển lớn dần. Các vết bệnh lớn đường kính có thể đạt đến 1cm.
Trên bề mặt vết bệnh được phủ một lớp bột mỏng màu xanh vàng hay vàng cam. Khi bệnh nặng, một số vết bệnh có thể liên kết nhau tạo thành những mảng lá bị biến vàng, cháy khô và có thể rụng hàng loạt. Những vườn có lá rụng nhiều thì cây sinh trưởng kém và năng suất giảm đáng kể.
- đốm lá trên lạc:Bệnh đốm nâu: Do nấm Cercospora arachidicola gây ra .Bệnh hại chủ yếu trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên.
Bệnh đốm đen : Do nấm Cercospora personata gây ra.Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân. Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử) xếp thành các đường vòng đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh.Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết to. Lá vàng và rụng, cây sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA DIZEB-M45 80WP:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA DIZEB-M45 80WP)
- Pha 30-40g/bình 8 lít. Phun ướt đều 2 mặt lá, bông, trái.
- Phun khi bệnh mới xuất hiện, có thể phun lặp lại 7-10 ngày nếu cần thiết.
- Thời gian cách ly: 14 ngày
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33