THUỐC TRỪ BỆNH STAR.TOP 325SC –Tăng Năng Suất, Lúa Chắc Hạt, Bóng
(THUỐC TRỪ BỆNH STAR.TOP 325SC – PHÒNG TRỊ ĐẠO ÔN – NẤM BỆNH – VÀNG LÁ HẠI LÚA)
THÀNH PHẦN CỦA STAR.TOP 325SC:
- Azoxystrobin…………..200 g/l
- Difenoconazole ……….125 g/l
CÔNG DỤNG CỦA STAR.TOP 325SC:
- STAR.TOP 325SC là thuốc chứa hoạt chất Azoxystrobin và Difenoconazole có tác động Nội hấp và lưu dẫn nên có tác dụng phòng và trị bệnh.
- Cơ chế tác động mới, diệt nấm bệnh ngay khi vừa tiếp xúc với cây trồng.
- Thuốc trừ bệnh phổ rộng trên lúa, phòng và trị bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và lem lép hạt, giúp lúa sáng đẹp, tăng năng suất.
======================
- Đạo ôn:thường xảy ra trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, chín sáp, chín sữa, đỏ đuôi, thậm chí cả trước khi lúa chín. Bệnh thường phát triển mạnh khi trời nhiều mây, ánh sáng trong ngày yếu, có mưa, sương đêm, ẩm, nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Ngoài ra, biện pháp canh tác không phù hợp như gieo cấy quá dày hoặc bón thừa đạm, cây lúa yếu ớt, tạo ra kiểu khí hậu thuận lợi cho lúa bị bệnh.
Đạo ôn lá: Khi lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn mạ – đẻ nhánh, bệnh hại chủ yếu trên lá (gọi là đạo ôn lá hay cháy lá). Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, mầu xám xanh sau chuyển sang nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng, bệnh nặng gây cháy lá lúa.
Đạo ôn cổ bông: nấm bệnh còn tấn công trên cổ bông (gọi là đạo ôn cổ bông, gié), vết bệnh trên cổ bông lúa lúc đầu màu xám xanh, sau chuyển dần sang nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, làm bông lúa, gié lúa dễ bị gẫy xuống dẫn đến hạt lúa bị lép, lửng, nếu nặng thành dịch dẫn đến mất mùa.
- Khô vằn:là bệnh thường gặp trên cây lúa. Bệnh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, ít ánh sáng.Bệnh khô vằn do nấm sống ký sinh trong đất có tên là Rhizoctonia solani gây ra. Ngoài gây hại trên lúa, nấm còn gây hại cả trên rau cải, đậu, bắp, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt…Bệnh lây truyền qua nước tưới, đất mang mầm bệnh, tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh.
Trên lúa, bệnh thường xảy ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa đến làm đòng và trổ. Nấm gây bệnh âm thầm phát triển ở bẹ lá tiếp giáp mực nước, dần phát triển lên lá đòng.Lúa mới nhiễm nấm có biểu hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước; dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, khô và chết dần; nấm còn ăn lan lên trên cho tới lá đòng.
- Lem lép hạt:là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
“Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA STAR.TOP 325SC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA STAR.TOP 325SC)
- Đốm vằn, Vàng lá: 250–300 ml/ha. Phun 2 bình/1.000 m2.
- Lem lép hạt: 350 ml/ha. Phun 2 bình/1.000 m2.
- Lưu ý: Phun sớm vào giai đoạn làm đòng để phát huy hết tiềm năng, cho năng suất cao.
- Thòi gian cách ly 14 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33