THIMIDA 350WG –Trị Rầy, Sâu, Bọ Trĩ, Thấm Sâu, Lưu Dẫn Mạnh, Chết Nhanh
(THIMIDA 350WG – THUỐC ĐẶC TRỊ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHO CÂY TRỒNG 80GR)
Thành phần của THIMIDA 350WG :
- Imidacloprid …… 20% w/w Thiamethoxam … 15% w/w
Đặc tính và Công dụng của THIMIDA 350WG :
- Đặc trị: rệp sáp, sâu đục thân, rầy nâu, rầy xanh, bọ phấn trắng, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, …
- THIMIDA 350WG với thành phần 2 hoạt chất Imidacloprid và Thiamethoxam, thuốc có tác dụng xông hơi, lưu dẫn, thấm sâu và chuyển vị mạnh, ức chế thần kinh diệt trừ côn trùng kháng thuốc, lưu dẫn kéo dài trong thời gian rất lâu.
======================
- rệp sáp:Rệp sáp giả Planococcus lilacinus thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera. Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khỏe và bò đi tìm nơi thích hợp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên, cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra, mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,… làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Rệp chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng.Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,… cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để trị rệp sáp gây hại cây đu đủ
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để trị rệp sáp gây hại cây sầu riêng
- sâu đục thân:Sâu đục thân (Plocaederus ruficoruis) thuộc họ xén tóc Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera). Những con xén tóc trưởng thành thường có thân màu nâu, kích thước thân dài từ 25 đến 30 mm. Trên thân có phủ một lớp lông màu xám, trong giai đoạn trưởng thành thì sâu đục thân thường không còn khả năng gây hại đến cây sầu riêng.Sâu ăn lớp vỏ mềm giữa thân và vỏ cứng bên ngoài nên khi sâu gây hại nhiều hoặc ăn quanh thân cây sẽ làm cho cây không vận chuyển nước và dinh dưỡng sẽ làm cây chết.Khi bị ít cây sẽ kém phát triển, hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu rất ít. Sâu quá nhiều trên 1 cây và những vườn ít quan tâm không tiêu diệt sâu kịp thời thì cây sẽ bị chết rất nhanh.Đường đi của sâu rất ẩm ướt, nó tạo điều kiện để nấm phytophthora tấn công vào cây.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để trị sâu đục thân cây sầu riêng
- rầy nâu:là đối tượng nguy hiểm thường gây hại giai đoạn lúa trổ, đặc biệt hại nặng khi lúa vào chắc xanh- chín, trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẻ rầy bộc phát gia tăng mật độ và gây hại trên diện rộng.Ngoài cây lúa, rầy nâu còn gây hại trên cây ngô,…Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để tiêu diệt rầy nâu hại trên lúa
Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ.
Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
- rầy xanh:Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi, hút nhựa búp non theo đường gân của lá non gây nên những nốt chấm đỏ như kim châm làm cho những mầm lá non cong keo lại và khô đi. Lá bị vàng, khô nóng sẽ bị khô gây “cháy rầy”, cằn cỗi, lá bị hại nhẹ có màu hồng tím, ở vụ Xuân khi búp chè có màu vàng tím hồng, là lúc này rầy non đang phát triển nhiều. Khi bị hại nặng đọt non bị cong, gặp thời tiết khô nóng các lá non bị hại khô dần từ đầu,mép lá trở vào và có thể khô tới ½ diện tích lá.Rầy non thường ẩn náu mặt sau các lá búp. Từ tuổi 3 trở lên hoạt động nhanh nhẹn hơn có thể bò và nhảy. Khi bị khua động nhẹ có thể ven theo cuống cọng búp chè bò xuống dưới.Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non, gây nên những vết châm nhỏ như kim châm làm cho lá non bị tổn thương, việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá non bị trở ngại. Những lá này nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở lên cong queo cằn cỗi. Bị hại nhẹ lá có thể biến thành màu hồng.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để tiêu diệt rầy xanh hại chè
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để tiêu diệt rầy xanh hại rau màu
- bọ phấn trắng:Thân bọ phấn thường có phấn và sáp bao che, lại hay bám vào mặt dưới của lá cho nên rất khó diệt trừ.Bọ phấn sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn chúng đã lan tràn khắp vườn, làm cho cây bị úa lá. Bọ phấn hút nhựa cây già lẫn cây non và tiết mật, dẫn đường mang kiến và rệp đến. Sau khi có cánh, chúng di chuyển sang gây hại trên môi trường mới. Bọ phấn là tác nhân truyền bệnh và vius từ cây này sang cây khác.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để tiêu diệt phấn trắng hại cây trồng
- bọ trĩ:Bọ trĩ dưa hấu gây tổn thương nghiêm trọng cho bị hại. Lá trở nên vàng, trắng hoặc nâu rồi trở nên nhăn nheo và chết. Những ruộng bị hại nặng thỉnh thoảng thấy có màu đồng khắp ruộng rồi lá cuộn và chết. Triệu chứng gây hại giai đoạn cuối có thể làm cây dưa hấu (hoặc cây bị hại khác) biến màu, lùn và biến dạng. Ở ĐBSCL do hiện tượng này mà nông dân gọi là dưa bị hiện tượng “đầu lân”.Ngoài gây hại trực tiếp, bọ trĩ dưa hấu còn có khả năng gián tiếp truyền virus bệnh khảm dưa hấu, truyền một số nòi virus bệnh héo rũ có đốm trên cà chua và virus gây chết hoại chồi non.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để tiêu diệt bọ trĩ hại cây trồng
- sâu vẽ bùa:Đi tới đâu lá cây phồng lên tới đó. Đường hầm ngoằn ngoèo rất khó xác định nên mới gọi là vẽ bùa. Các đường hầm chúng tạo ra không bao giờ gặp nhau. Đây cũng là giai đoạn chúng hoành hành mạnh nhất.Khi lá non mới xòe chúng đã tấn công rồi. Mỗi lá có thể có từ 1 đến 2 con tấn công làm hại. Các lá bị hại hay co quắn lại, dúm ở mép lá. Nhất là lá non hay bị nhất là giảm đi diện tích lá có thể quang hợp. Từ đó ảnh hưởng đến độ sinh trưởng của cây. Hai thời điểm sâu gây hại nặng nhất là khi mới trồng ra khi chuẩn bị ra hoa kết trái. Các đường hầm chúng tạo ra là nơi vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm nhập là héo lá và rụng lá.
Sử dụng THIMIDA 350WG dùng để tiêu diệt sâu vẽ bùa gây hại rau màu
======================
Hướng dẫn sử dụng của THIMIDA 350WG:
(Hướng dẫn sử dụng của THIMIDA 350WG )
- Pha gói 8g cho bình 20 lít nước. Hoặc gói 50g pha cho 1 phuy 200 lít nước, gói 100g pha cho 2 phuy 200 lít nước.
- Liều lượng: 0,14-0,2 kg/ha.
- Lượng nước phun: 400-500 lít/ha. T
- hời điểm phun: phun khi sâu rầy mới xuất hiện tuổi 1 – 2.
- Thời gian cách ly: 7-10 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33