PHÂN BÓN VI LƯỢNG AQ1– KALI HỮU CƠ –Bổ Sung Vi Lượng, Cứng Cây, Hạt To Chắc
(PHÂN BÓN VI LƯỢNG AQ1 – KALI HỮU CƠ – TRÁI LỚN SÁNG BÓNG – KÉO ĐƯỜNG VÀO QUẢ – TĂNG ĐỘ NGỌT)
THÀNH PHẦN CỦA KALI HỮU CƠ:
- Bo : 2000pm
* Bổ sung :
- Nts : 2%
- P2O5 : 3 %
- K2O : 10%
- Mn = 200ppm , Zn = 200ppm , Mg = 200ppm
- Phụ gia Humic acid, GA3. Cytokymin, Acid Fuluvic, rong biển,…vừa đủ 100%
CÔNG DỤNG CỦA KALI HỮU CƠ:
- PHÂN BÓN VI LƯỢNG AQ1 – KALI HỮU CƠ: Cùng cấp Kali hữu cơ có lợi cho quá trình quang hợp và trao đổi chất của cây trồng. Làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây có củ, thích hợp với đất chua và thích hợp với rất nhiều cây trồng không vừa gốc Clo đặc biệt là sầu riêng ổn định độ pH của đất và làm giảm độ chua của đất.
- Cây lương thực: cây lúa trỗ thoát, cứng cây bông to hạt sáng và chắc.Hạn chế rụng và lem lép hạt. Cây bắp cho bắp to nhiều hạt hạt điều sáng chắc và nặng
- Cây rau màu: khắc phục hiện tượng khô bìa lá, thối ngọt đốm nâu lá và hạn chế việc tích lũy Nitrat trong rau củ quả. Thân lá phát triển xanh tốt củ quả to và chắc màu sắc tươi sáng và phẩm chất cao.
- Cây ăn quả : hạn chế hiện tượng rụng trái vẹo trái và nứt trái, trái to dày thịt, trái lớn mập nước. Trái ngọt và thơm.
======================
- Lem lép hạt:là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
“Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
- Khô bìa lá:Vi khuẩn Xanthomanos oryzae tồn tại sẵn trong đất ruộng, xâm nhập vào cây lúa qua rễ. Từ các vết bệnh trên lá, vi khuẩn lan truyền qua vết thương cơ giới, chỗ lá lúa bị cọ sát, bị rách hoặc qua khí khổng trên lá. Bệnh phát sinh mạnh vào những tháng có nhiều mưa (tháng 8 – 9), thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao.
Bệnh phát sinh chủ yếu trên phiến lá, vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở rìa lá như thấm nước và lan dần vào trong giữa lá tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám và phát triển lên chóp lá. Giữa phần lá bệnh và không bệnh nổi lên một đường gợn sóng. Lá lúa bị bệnh thường có màu trắng xám. Bệnh nặng lan rộng ra khắp phiến lá, xuống tới tận gốc của bẹ lá. Khi bệnh nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm sút năng suất.
- đốm nâu lá:Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra.Bệnh xuất hiện và lây lan ở điều kiện thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long lây lan chủ yếu qua nguồn hom giống, gió, nguồn nước hoặc do sinh vật như côn trùng.
Ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn và có màu trắng, sau đó phát triển to dần và lồi lên màu nâu, giống như mắt cua nên hay được gọi là đốm mắt cua. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh tăng lên và liên kết với nhau tạo thành từng mảng sần sùi trên bề mặt cành, có thể gây thối từng mảng lớn.
Trên trái thì biểu hiện bệnh cũng tương tự như trên cành, vết bệnh là những đốm tròn lồi trên bề mặt vỏ trái, làm vỏ trái sần sùi ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng trái thanh long.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA KALI HỮU CƠ:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA KALI HỮU CƠ)
- Cây lúa : bắp, đậu phộng, khoai mì… Dùng cho giai đoạn nuôi trái dưỡng hạt , dùng 20ml / bình 25 lít nước hoặc 500ml pha 440 lít nước/2 phuy.
- Cây rau màu, hoa : các loại rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, hành, tỏi, các loại dưa, bầu, bí….dùng 40 – 50ml / bình 25 lít nước. Dùng cho giai đoạn nuôi trái dưỡng hạt , dùng 10ml / bình 16 lít nước hoặc 500ml pha 440 lít nước/2 phuy.
- Cây ăn trái : cam, quýt, xoài, nhãn, sầu riêng, mận, ổi, vú sữa, thang long, chôm chôm…Nên dùng 2 lần cách nhau 5-7 ngày trước khi trổ bông để cây hấp thụ được trọn vẹn. Dùng vào buổi chiều hoặc xem sớm là được tầm 5-10 lần/vụ. dùng 20ml / bình 25 lít nước hoặc 500ml pha 440 lít nước/2 phuy.
- Cây công nghiệp : cà phê tiêu cao su điều….Dùng định kỳ 5-10/ lần đến khi hết vụ. dùng 10ml / bình 16 lít nước hoặc 500ml pha 440 lít nước/2 phuy.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33