LONGBAY 20SC –Phòng Trừ Nấm, Vi Khuẩn, Đốm Tắc Kè, Nấm Hồng, Bạc Lá, Thối Nhũn
(LONGBAY 20SC – ĐẶC TRỊ BỆNH THÁN THƯ, RỈ SẮT, CHÁY LÁ, PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY)
Hoạt chất của LongBay 20SC:
- Thiodiazole copper: 20%.
- Phụ gia: 80%.
Công dụng của LongBay 20SC:
- LONGBAY 20SC: Longbay 20SC có tính nội hấp cao, phòng trừ các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như:
- Bệnh đốm tắc kè, phấn trắng, thán thư,… trên cây thanh long.
- Bệnh ghẻ, sẹo, loét trên cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh,…)
- Xì mủ trên cây sầu riêng, mít,…
- Nấm hồng, vàng rụng lá trên cây cao su.
- Bạc lá trên cây lúa.
- Thối nhũn trên cây bắp cải.
- Thuốc trừ bệnh có hiệu lực phòng trừ cao đối với bệnh hại do nấm và vi khuẩn đã kháng thuốc gây ra.
- thán thư trên cây thanh long:Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Tấn công chủ yếu trên cành, đọt, nụ hoa, hoa và trái. Mầm bệnh thường tồn tại trong xác bã thực vật có sẵn trong vườn hoặc trên cành, nhánh. Trái thanh long đã bị nhiễm bệnh.
======================
Trên thân :Thân cành sẽ thối mềm có màu vàng sáng sau đó chuyển dần sang màu nâu. Vết thối thường sẽ bắt đầu từ phần ngọn hoặc ngay mắt (gai) của cành thanh long sau đó đi vào bên trong phần thịt cành và lõi cành.
Trên hoa:Vết bệnh xuất hiện đầu tiên có dấu hiệu là những chấm nhỏ li ti màu đen. Lớn lên xung quanh có quầng màu vàng làm cho hoa khô và rụng đi làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm bệnh nặng.
Trên trái:Ở điều kiện ngoài đồng ruộng bệnh ít khi tấn công lên trên trái. Tuy nhiên mầm bệnh hiện diện trên vỏ trái lúc còn xanh đến giai đoạn trái lớn sắp thu hoạch hoặc đã thu hoạch và tồn trữ. Bệnh xuất hiện và phát triển với những đốm nhỏ ban đầu màu vàng sau đó lớn dần lên và chuyển sang màu nâu đen.
- Bạc lá trên cây lúa:Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy tren ruộng từ sau khi lúa đẻ – trỗ – chín – sữa.
Vết bệnh triệu chứng bạc lá lúa giai đoạn mạ: Triệu chứng gây bệnh không đặc trưng như trên lúa, do đó dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khô đầu lá lúa do sinh lý. Vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở mép lá, mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau, có màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác.
Vết bệnh triệu trứng bạc lá lúa trên cây lúa giai đoạn sinh trưởng: Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ dệt hơn, tuy nhiên nó có thể biến đổi ít nhiều tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Vết bệnh từ mép lá, mút ls lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có vết bệnh từ ngay giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác.
- Thối nhũn trên cây bắp cải:Bệnh hại trên hầu hết họ hoa thập tự nhưng quan trọng nhất là trên bắp cải. Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là những đợt bắp cải được bón quá nhiều phân đạm, được gieo trồng với mật độ dầy, hay trồng trên ruộng đất thấp dễ ngập úng, ruộng đã trồng bắp cải trong nhiều vụ, nhiều năm liên tục, ruộng trồng xen với cây hành lá…bệnh thường xuất hiện sau khi bắp cải đã cuốn gây hại từ đầu bắp lan dần xuống phía dưới hoặc từ gốc phát triển lên trên.
Ở lá bắp vết bệnh lúc đầu có dạng giọt dầu, dần dần biến thành màu nâu nhạt, mô bệnh nhanh chóng lan rộng và thối nhũn, có mùi khó ngửi. Giới hạn giữa vùng mô bệnh và mô khoẻ phân biệt rõ ràng. Lá ngoài cùng của cây bị héo rũ vào ban ngày đến ban đêm có thể phục hồi. Nếu bệnh tiếp tục phát triển thì lá không thể phục hồi được, héo rũ cụp xuống để lộ rõ bộ phận bắp cải. Lúc này bắp cải dễ gãy, cây đổ ngã trên mặt đất và thối nhanh chóng. Nếu nhiệt độ và ẩm độ cao thì toàn bộ lá trên cây bị thối nhũn màu nâu. Trong mô bệnh ở lá cũng như ở thân cây chứa đầy chất dính màu vàng xám, đó là dịch vi khuẩn gây bệnh. Bộ phận mô cứng, dày như rễ và thân già hoá gỗ cũng có thể bị bệnh phá hại, vết bệnh màu nâu đen giới hạn trong phạm vi hẹp, không lan rộng và không thối nhũn điển hình.
- RỈ SẮT:Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 – 35oc. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.
- Bệnh đốm tắc kè:Bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc biệt là vào mùa mưa có độ ẩm cao nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng ngừa hiện là giải pháp tốt nhất để đảm bảo năng suất và chất lượng.
Bệnh ban đầu chỉ là những chấm nhỏ hình tròn màu trắng. Lúc đầu chỉ là các vết lõm trắng, sau đó gặp điều kiện độ ẩm cao thì nổi lên tạo thành những đốm tròn màu nâu có màu nâu vàng.
Khi phát triển mạnh hơn, vệt bệnh tăng lên và tạo thành vệt sần sùi nhô lên giống như da con tắc kè nên bà con gọi là nấm tắc kè. Nếu gặp mưa thì các vết bệnh tạo thành vết nhũn. Gây hư thối cho cây thanh long làm giảm sản lượng thu hoạch.Như trên cành, các vết bệnh nằm rải rác trên bề mặt quả, vết bệnh là những đốm tròn lồi trên bề mặt quả ảnh hưởng đến chất lượng quả.
======================
Hướng dẫn sử dụng của LongBay 20SC:
(Hướng dẫn sử dụng của LongBay 20SC)
- Phun thuốc lần đầu khi bệnh chớm hoặc sắp xuất hiện.
- Lượng nước 500 – 600l/ha.
- Nếu bệnh nặng có thể phun lại lần thứ 2. Khoảng cách giữa các lần phun cách nhau 7 – 10 ngày.
- Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33