INDIAVIL 5SC –Đặc Trị Lem Lép Hạt, Thán Thư, Nấm Hồng, Dưỡng Xanh Lá, Cây Khỏe
(ĐẶC TRỊ BỆNH KHÔ VẰN, PHẤN TRẮNG, RỈ SẮT, ĐỐM ĐEN)
THÀNH PHẦN CỦA INDIAVIL 5SC:
- Hexaconazole . . . 5 % W / W .
CÔNG DỤNG CỦA INDIAVIL 5SC:
- Thuốc có tính nội hấp ( lưu dẫn ) mạnh, thấm sâu nhanh vào cây sau khi phun nên ít bị rửa trôi.
- Hiệu quả trên nhiều bệnh cho nhiều loại cây trồng.
- Indiavil 5sc ngoài tác dụng phòng trị bệnh cho cây, còn có tác dụng duỡng cây xanh lá, giúp cây khoẻ.
INDIAVIL 5SC Đặc trị bệnh đốm vằn và nhiều bệnh khác như lem lép hạt, đốm nâu, vàng lá, thối bẹ lá cho lúa. Thuốc còn trị các bệnh phồng lá chè, đốm lá , phấn trắng, nấm hồng, rỉ sắt, thán thư, ghẻ . . . cho các loại rau đậu, dưa, bầu, bí, điều, cà phê, cao su, các loại cây ăn trái, hoa và cây cảnh.
======================
- Lem lép hạt: là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
“Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
- đốm nâu trên cây thanh long:Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra.Bệnh xuất hiện và lây lan ở điều kiện thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long lây lan chủ yếu qua nguồn hom giống, gió, nguồn nước hoặc do sinh vật như côn trùng.
Ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn và có màu trắng, sau đó phát triển to dần và lồi lên màu nâu, giống như mắt cua nên hay được gọi là đốm mắt cua. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh tăng lên và liên kết với nhau tạo thành từng mảng sần sùi trên bề mặt cành, có thể gây thối từng mảng lớn.
Trên trái thì biểu hiện bệnh cũng tương tự như trên cành, vết bệnh là những đốm tròn lồi trên bề mặt vỏ trái, làm vỏ trái sần sùi ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng trái thanh long.
- nấm hồng:Bệnh do chủng nấm có tên khoa học là Corticium salmonicolor gây ra. Loại nấm này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, giai đoạn có nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm không khí cao (trên 85%). Thường bắt đầu gây hại vào tháng 6 – tháng 7, lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 sau đó giảm dần.Đặc biệt đối với các vườn trồng cà phê với mật độ dày, cây che bóng quá rợp bệnh sẽ phát triển mạnh và có xu hướng lây lan nhanh hơn.
Bệnh thường gây hại trên chùm quả và cành non, tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể phát triển sang cả những cành lớn và thân chínhVết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu trắng nhìn như bụi phấnSau đó lan rộng thành mảng lớn, bề mặt có nhiều phấn màu hồng nhạtBệnh thường xuất hiện ở các vị trí hay đọng nước, ít được chiếu sáng như kẽ quả, chùm quả, phần dưới cành…Sau một thời gian phát triển, bệnh sẽ làm cho chùm quả, cành lá bị nhiễm bệnh trở nên khô héo, phủ nhiều bụi hồng (chính là bào tử nấm) và chết khô trên cây
Khi ký sinh trên cây trồng, nấm sẽ phát triển hệ thống vòi hút, còn gọi là rễ, ăn sâu vào phần thân, hút các chất dinh dưỡng của cây để sinh sống, đồng thời làm cho hệ thống mạch dẫn bị phá hủy, phần thân bị nhiễm bệnh không được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng nên sẽ vàng úa, khô héo rồi chết.Giai đoạn nấm bùng phát thường là thời điểm cây đang nuôi trái, làm trái non rụng nhiều, giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng của cây
- rỉ sắt:Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng là loại bệnh thường gặp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Trên lá: Những đốm bệnh xuất hiện có màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt. Bệnh rỉ sắt thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo.
Trên quả: Những quả bị nấm xâm nhập sẽ bị nấm đen từng vùng hoặc hết cả quả. Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. . Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
- thán thư:Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra.Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, lộc non, trên chùm hoa và quả.Trên lá: bệnh gây hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vết bệnh như các chấm, đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu xẫm.Trên chồi non: lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có mưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành trái non làm ảnh hưởng đến năng suất.
Sử dụng INDIAVIL 5SC dùng trừu bệnh thán thư gây hại cây trồng hiệu quả
Sử dụng INDIAVIL 5SC dùng trừu bệnh thán thư gây hại cây dưa hấu hiệu quả
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA INDIAVIL 5SC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA INDIAVIL 5SC)
- Dùng 0,85 – 1 lít thuốc cho 1 ha. Pha tỉ lệ 50ml / 16 lít nuớc.
- Phun 400 lít nuớc / ha, riêng cây ăn trái và cây công nghiệp phun 600 – 800 lít nuớc / ha.
- Nên phun khi bệnh mới chớm xuất hiện.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33