CYDANSUPER 250EC-Đặc Trị Sâu Ăn Tạp, Sâu Xanh, Sâu Cuốn Lá, Rệp Sáp, Bọ Xít
(CYDANSUPER 250EC- Siêu Sâu Đặc Trị Sâu Cuốn Lá, Sâu Đục Thân, Sâu Đục Trái)
THÀNH PHẦN CỦA CYDANSUPER 250EC:
- Quinaphos: 235g/l
- Lambda-Cyhalothrin: 15g/l
- Special addivives: 750g/l
CÔNG DỤNG CỦA CYDANSUPER 250EC:
- CYDANSUPER 250EC có Hoạt chất Quinaphos nhập khẩu từ Ấn Độ, phòng trừ hiệu quả Sâu đục thân, sâu đục trái, sâu đục ngon, sâu đục bẹ, sâu khoang, sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu cuốn lá, rệp sáp, bọ xít,..
======================
- Sâu xanh: non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao sâu chúng ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá. Những lá bị sâu phá hủy sẽ bị mất đi phần diệp lục tố dẫn đến lá khô héo dần đi.
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ Sâu xanh ăn lá bắp cải
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ Sâu xanh hại đậu phộng
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ Sâu xanh hại cây hành
- Sâu đục thân, Sâu đục trái : Ngay khi vừa làm hại cây, sâu đã đùn ra 1 lớp mùn gỗ màu trắng ngả nâu bám ở gốc. Chỉ cần gạt nhẹ lớp mùn là thấy các vết do sâu ăn để lại rõ ràng trên vỏ cây. Khi nhận thấy cành to hay cả cây có dấu hiệu cằn cỗi, lá không xanh mướt thì cũng là lúc sâu đã lớn mạnh rồi. Chúng đục thân, cành to hay gốc khiến phân rơi đây quanh chỗ đục. Sâu ăn phá phần thịt trái, đặc biệt chúng rất thích ăn phần hột và phần thịt trái gần xung quanh hột. Sâu tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (trái bằng ngón tay cái) đến trái lớn, sắp thu hoạch và thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Khi bị sâu hại, trái thường bị thối rất nhanh.
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ sâu đục thân trên cây trồng
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ sâu đục thân trên cây lúa
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ sâu đục quả trên cà chua và các loại cây ăn quả khác
- sâu cuốn lá:Sâu cuốn lá lúa có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn
- sâu khoang: còn có tên gọi khác là sâu ăn tạp, gây hại trên tất cả các loại rau. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá gây hại nghiêm trọng cho cây trồng, loài sâu này có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây lương thực…Trong đó, giai đoạn sâu non là giai đoạn chúng phá hoại cây trồng mạnh nhất.Sâu khoang tuổi nhỏ sống tập trung và chúng ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 – 4 sâu phân tán và ăn khuyết lá (thủng lỗ chỗ) hoặc có khi ăn trụi lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá cây rụng nhanh. Khi thiếu thức ăn, chúng còn ăn trụi cả thân, cành và trái non.
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ sâu khoang hại đậu
- rệp sáp:Rệp sáp giả Planococcus lilacinus thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera. Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khỏe và bò đi tìm nơi thích hợp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên, cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra, mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,… làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Rệp chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng.Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,… cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ rệp sáp hại cây đu đủ
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ rệp sáp hại cây đu đủ
- Bọ Xít:Các loại bọ xít gây hại ở cây trồng, rau củ như bọ xít muỗi, bọ xít xanh,…loài này thường có màu vàng, nâu, đen mặt bụng bao phủ một lớp sáp màu trắng, chúng thường chích hút nhựa cây khiến cây trồng bị còi cọc, búp hoa và lá non bị mất nhựa, biến dạng cong queo, khô và đen.Bọ xít thường gây hại chủ yếu vào thời điểm cây ra hoa kết trái, chúng thường bu lại thành từng đám trên nhánh non, nụ hoa, quả non để gây hại, chích hút nhựa làm rụng hoa và quả, khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ vàng, chai và rụng, nếu trái lớn có thể bị thối, đục lỗ dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
Sử dụng CYDANSUPER 250EC để diệt trừ bọ xít hại cây nho
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CYDANSUPER 250EC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CYDANSUPER 250EC)
- Phuy 200 lít: Pha 120-130ml ( chai 450ml pha 3-4 phuy)
- Bình 25 lít: Pha 15ml ( chai 450ml pha 30 bình 25 lít)
- Liều lượng: 0.3-0.5 lít/ ha
- lượng nước: 400-500 lít/ ha
- Phun nước đều tán lá cây trồng
- Thời điểm phun: Phun khi sâu tuổi 1-2
- Thời gian cách ly 14 ngày
- Đăng ký sâu cuốn lá
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33