SUPHU 5SC– Mọt Đục Thân, Sâu Đục Thân, Rệp Sáp, Bảo Vệ Lá xanh, Tiếp Xúc Nhanh
(SUPHU 5SC – Đặc Trị Sâu Đục Thân, Sâu Cuốn Lá, Sâu Tơ, Bọ Trĩ)
THÀNH PHẦN CỦA SUPHU 5SC :
- Fipronil: 50g/lít
- Phụ gia
CÔNG DỤNG CỦA SUPHU 5SC :
- Suphu 5SC trừ sâu có tác động tiếp xúc nhanh, lưu dẫn mạnh và thấm sâu nên hiệu quả cao. Hiệu lực kéo dài, bảo vệ lá xanh, giúp cây phát triển khỏe
- SUPHU 5SC – Là hỗn hợp hai hoạt chất đặc hiệu nhất hiện nay đối với Rệp sáp, Mọt đục cành, Sâu đục thân.
- SUPHU 5SC – Hiệu lực kéo dài, bảo vệ lá xanh, giúp cây trồng phát triển sức khỏe
========================
- Sâu đục thân:
Có 2 loại sâu đục thân trên cây cà phê và cách phòng trừ :
Sâu đục thân mình trắng:
– Ấu trùng là Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes).Tên thường gọi là “Xén Tóc” loài sâu này chỉ phá hoại cà phê, phát triển quanh năm.- Trứng màu ngà, sâu non trắng ngà luôn nằm thẳng, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt, răng cứng khỏe. Trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của vỏ thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ,vào giữa thân và đục dọc theo thân cây. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Khi sắp chuyển thành nhộng, sâu đục ra phía gần vỏ, cho tới khi vỏ sắp thủng thì dừng lại. Sâu lột nhộng ở gần vỏ.
Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeara) và Sâu đục thân mình đỏ (Zeuze coffea Nietner):
Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc hoặc màu xanh đen, thân dài 20-30mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non đẫy sức dài 30-50mm màu hồng. Nhộng dài 15-34mm.
Sâu đục thân mình hồng:Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang.
Sâu thường phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác,hoặc cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây. Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó, đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ ở vỏ cây.
+Sâu đục thân mình đỏ: Bướm (Ngài) cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của cành Cà phê, mỗi con có thể đẻ 400 – 2000 quả trứng. Sau khi đẻ 14 – 16 ngày trứng nở thành sâu non. Sâu non rất nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non, ở tuổi 3 đục vào gốc cành, thường phá hại ở cành cấp 1, cấp 2. Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi 1 lần lột xác, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều cành Cà phê, sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Sâu non khi đẫy sức thì hoá nhộng trong cây, thời gian hoá nhộng 30 – 50 ngày. Những cành bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép.
+Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-28oC, dưới 18oC sâu phát triển chậm, sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng.
- Sâu cuốn lá:hại lúa gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Sâu ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu cuốn lá gây hại mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Những vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa.
Dùng SUPHU 5SC tiêu diệt sâu cuốn lá hại cây lúa
- Sâu tơ:Sâu tơ hại rau cải có tên khoa học là Plutella xylostella linnaeus, thuộc họ Plutellidae và bộ Lepidoptera.Đặc biệt là các loại rau như su hào, bắp cải, cải ngọt, súp lơ, cải bẹ xanh… thường bị sâu tơ phá hoại nhiều nhất.Sâu non mới nở bò lên mặt lá gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu từ tuổi 02 bắt đầu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết trong mờ.Sâu trưởng thành ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, giảm năng suất và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất khi bị vật khác động vào nên còn được gọi là “sâu dù”.
Dùng SUPHU 5SC tiêu diệt sâu tơ ăn hại lá rau cải
- Bọ trĩ hại hoa hồng:Bọ trĩ là loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây trồng. Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm, đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thường rất khó để phát hiện chúng tấn công gây hại cây trồng. Bọ trĩ có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 2 tuần. Vòng đời gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành.
Bọ trĩ thích chích hút nhựa trên lá non. Lá non bị biến dạng xoăn lại, sức sống cây kém. Khi bị nặng chồi non nhú ra lập tức cháy đen.
Bọ trĩ hút nhựa đầu cuống hoa, làm cho đầu teo tóp lại. Hoa khi nở bị biến dị, teo nhỏ.
Mặt dưới lá trưởng thành xuất hiện những quầng đen loang lỗ màu nâu đồng.
Lá vàng, rụng lá, màu hoa không thắm sắc, hoa mau tàn.
Bọ trĩ gây hại nặng, làm lá cây bị biến dạng. Ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, cây kiệt sức dần và chết.
- Mọt Đục Thân:Thường gây hại vào mùa nắng, khô nóng hay vào những giai đoạn chuyển giao thời tiết. Chúng thường tấn công trên cành, cháng ba giữa cành và thân chính,…Chúng có kích thước rất nhỏ, màu đen, nhìn giống tương tự như mọt trong gạo, đậu.Cành bị mọt tấn công có màu vỏ cây sẫm lại (chuyển dần sang màu nâu đen). Quan sát kỹ sẽ thấy những lỗ nhỏ xíu có bọt mùn cưa bị đẩy ra ngoài (màu trắng ngà).Những cành bị nặng có thể dẫn đến chết khô do không nhận được nước và chất dinh dưỡng.Vết mọt đục còn là đường dẫn truyền nấm gây hại tấn công như phytopthora dẫn đến bệnh xì mủ khô trên sầu riêng.
Dùng SUPHU 5SC tiêu diệt sâu tơ ăn hại lá rau cải
- Rệp Sáp:thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera. Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khỏe và bò đi tìm nơi thích hợp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên, cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra, mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,… làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Rệp chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng.Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,… cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn..
Dùng SUPHU 5SC tiêu diệt rệp sáp hại cây đu đủ
Dùng SUPHU 5SC tiêu diệt rệp sáp hại cây chôm chôm
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SUPHU 5SC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SUPHU 5SC )
- Sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ bắp cải dùng 60ml/bình 25 lít.
- Bọ trĩ lúa dùng 30ml/bình 25 lít.
- Thời gian cách ly 7 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33