TVG20 565EC BAMPER PLUS+-Đặc Trị Sâu Hại, Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê
(TVG20 565EC BAMPER PLUS+- Đặc Trị Rầy Nâu Hại Lúa, Rệp Sáp Mọt Đục Cành, Sâu Đục Quả, Rệp Muội Đen Trên Cây Cà Phê)
THÀNH PHẦN CỦA TVG20 565EC BAMPER PLUS+:
- Dinoterfuran 85g/L
- Profenofos: 480g/L
CÔNG DỤNG CỦA TVG20 565EC BAMPER PLUS+:
- TVG20 565EC BAMPER PLUS+ Hoạt chất Dinoterfuran và Profenofos được các công ty đăng kí phòng trừ các loại sâu hại như: Rầy nâu hại lúa, rệp sáp mọt đục cành, sâu đục quả, rệp muội đen trên cây cà phê, tiêu điều. Sùng (bọ hà) hại khoai lang, rệp sáp, sâu vẽ bùa hại cam quýt và các loại cây có múi,…
- TVG20 565EC được đăng ký trừ rệp sáp trên cà phê.
======================
- Rầy nâu hại lúa:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.Ngoài cây lúa, rầy nâu còn gây hại trên cây ngô, cỏ lồng vực,…
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả rầy nâu hại lúa
- Rệp sáp trên cà phê:Rệp sáp gây hại quả có tên khoa học là Planococcus kraunhiae. Cơ thể rệp có màu hồng nhưng được bao bọc bên ngoài bằng một lớp sáp màu trắng nên được gọi là rệp sáp.Rệp sáp hại quả thường xuất hiện từ sau khi hoa cà phê nở cho đến hết vụ thu hoạch. Rệp sáp gây hại nặng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, sau đó giảm nhiều trong khoảng thời gian giữa mùa mưa. Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến tương tự rệp vảy xanh, vảy nâu. Rệp sáp gây hại trên các chùm quả bằng cách chích hút nhựa quả cà phê, làm quả non không phát triển được, cây thường còi cọc, kém phát triển. Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ trên các chùm quả, cành mang quả và lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá; lá úa vàng; quả khô dần rồi rụng nhiều.
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả rệp sáp hại cà phê
- Mọt đục cành:Mọt đục cành có tên khoa học là Xyleborus morstatti Hagedorn. Hình thái con cái có màu nâu sẫm, cánh màng, dài 1,6 – 2,0 mm. Con đực có màu nâu, nhỏ hơn con cái và chỉ dài 1,0 mm, không có cánh màng nên không thể bay được. Trên mình có nhiều lông mềm màu hung.Mọt đục cành gây hại nặng trên các vườn giai đoạn kiến thiết cơ bản, chủ yếu gây hại trên các cành tơ, mới ra. Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng, làm cành bị khô, trường hợp gây hại nhiều trên cành cơ bản cây có thể bị chết. Đối với những cành có đường kính > 9 mm khi bị mọt, cành không bị khô chết nhưng về sau sẽ bị gãy do mang quả.Tập tính sinh hoạt của mọt đục cành thường xuất hiện trong các tháng mùa khô, sau đó giảm dần cho đến mùa mưa năm sau. Chúng còn sống trên cây bơ, ca cao, xoài, muồng hoa vàng hạt lớn…
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả mọt đục cành hại cà phê
- Rệp muội đen tiêu điều:Có 2 loại: có cánh và không cánh.Rệp không cánh: hình quả lê dài 1,5-2 mm, màu đen hoặc hơi đỏ.Rệp có cánh: phần bụng màu đen, cánh mỏng, trong suốt, thấy khi mật độ rệp quá cao hay thiếu nguồn thức ăn.Rệp non màu hơi nâu.Rệp sống tập trung ở lá non, chồi non, trái non.Chích hút nhựa làm lá non xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, lá tiêu biến dạng, dị hình, quả bị khô héo.Rệp tiết ra chất thãi tạo điều kiện cho nấm bồ hống phát triển và dẫn dụ kiến.Là tác nhân truyền bệnh virus cho cây tiêu.
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả rệp muội đen hại tiêu điều
- Sâu đục quả:Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) còn gọi là sâu xanh có lông (để phân biệt với sâu xanh da láng). Thành trùng của sâu đục trái là một loại bướm đêm, sâu non hóa nhộng trong đất ở độ sâu 5 – 7 cm. Ngài hoạt động vào lúc chiều tối và ban đêm. Trưởng thành bay khỏe và có thể bay một khoảng cách xa. Một con ngài cái có thể đẻ 1.000 trứng hoặc nhiều hơn. Trứng được đẻ riêng từng quả, thường ở mặt trên của lá non và gần trái.Sâu non mới nở ăn búp, lá non, nụ hoa, sau đục vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy.Thiệt hại nặng nhất là khi sâu đục vào quả, những quả non mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn bị đục sẽ bị thủng và thối, đùn phân ra ngoài. Một đời sâu non có thể di chuyển đục nhiều quả.
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả sâu đục trái cây trồng
- Sùng (bọ hà) hại khoai lang:Xuất hiện và gây hại quan trọng ở hầu hết các vùng trồng khoai trên cả nước, chúng thường xuyên gây hại nặng ở những vùng đất đai thường xảy ra khô hạn nứt nẻ.Thành trùng thường hiện diện ở mặt dưới lá, ăn biểu bì thân lá và bề mặt củ khoai lang tạo nên những lỗ thủng tròn nhỏ. Ấu trùng lớn lên đục thẳng vào bên trong củ tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo.Nếu bị sùng tấn công vào giai đoạn củ mới hình thành, củ sẽ không phát triển được, bị lép và giảm năng suất. Nếu bị sùng tấn công vào giai đoạn củ đã lớn, năng suất không giảm nhiều nhưng phẩm chất củ khoai giảm do phần thịt xung quanh đường đục bị chuyển sang màu tím, có mùi hôi và vị đắng.Củ khoai bị sùng tấn công có màu xanh đen, thường bị đắng và có mùi hôi hắc khó chịu do trong quá trình đục củ sùng đã tiết ra hợp chất terpen, cùng với sự gia tăng các hợp chất phenolic trong củ để phản ứng lại các sựu gây hại của sùng làm cho củ có vị đắng không ăn được.
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả sùng hà hại khoai lang
- Sâu vẽ bùa hại cam quýt:Sâu vẽ bùa có vòng đời trung bình từ 19 – 38 ngày. Sâu trưởng thành là một loại ngài, hoạt động buổi chiều tối, ngày ẩn nấp phía mặt dưới của lá. Sâu thường đẻ mặt dưới lá, phần lớn nằm ở hai bên gân chính. Trong vòng 2 – 30 ngày, một con sâu trưởng thành đẻ trung bình từ 70 – 80 quả trứng.Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Ngay khi lá non vừa ra, ấu trùng sâu mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy, tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo.Ấu trùng ăn và thải phân ngay phía sau, phân tạo thành một đường liên tục giống sợi chỉ nằm chính giữa và kéo dài theo đường đục của ấu trùng. Lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên, tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh và gây hại, dẫn đến bệnh loét lá (loét vi khuẩn hay ghẻ loét).
Sử dụng TVG20 565EC BAMPER PLUS+ diệt trừ hiệu quả sâu vẽ bùa hại cam quýt
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA TVG20 565EC BAMPER PLUS+:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA TVG20 565EC BAMPER PLUS+)
- Cà phê: Rệp sáp giả.
- Liều dùng: 0.12-0.15%
- Cách dùng: Phun ướt đều cây trồng khi rệp khoảng 5-7 con/ chùm quả.
- Chai 450ml pha cho 400 lít nước. Thời gian cách ly 14 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33