CHIM ƯNG 3.8 EC –Đặc Trị Nhện Đỏ, Sâu Cuốn Lá, Rầy Nâu, Bọ Cánh Tơ, Phun An Toàn
(CHIM ƯNG 3.8 EC – Đại Bàng Chiến, Đặc Trị Nhện Đỏ Và Các Loại Sâu Bọ)
THÀNH PHẦN CỦA CHIM ƯNG 3.8 EC:
- Emamectin benzoate…3.8%
CÔNG DỤNG CỦA CHIM ƯNG 3.8 EC:
- Thuốc CHIIM ƯNG 3.8EC đặc trị các loại nhện đỏ, sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu, sâu xanh, sâu tơ, bọ cánh cứng,…
- Có chứa hoạt chất Emamectin benzoate là thuốc trừ sâu sinh học phổ biến, tác dụng rộng, có hiệu lực kéo dài, ít bị kháng thuốc.
- Emamectin benzoate thuốc có nguồn gốc sinh học phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp sạch, là thuốc sinh học để an toàn cách lý 7 ngày trước khi thu hoạch.
- Đặc tính thuốc sinh học phun hiệu quả rất cao, khó bị kháng thuốc, an toàn cho người và vật nuôi.
======================
- Nhện Đỏ:Bệnh do một loại rệp trích hút nhựa của các lá cây. Nhện đỏ hại hoa hồng có tên khoa học là Tetranychus sp, thuộc họ Tetranychidae và bộ Acarina. Con nhện đỏ có kích thước rất nhỏ với màu đỏ hoặc là màu hồng. Để nhìn thấy chúng, bạn có thể sử dụng kính lúp.Chúng được gọi với cái tên nhện đỏ là vì chúng giăng tơ và tiến hành hút nhựa cây hoa hồng để sống. Ở giai đoạn ấu trùng cho đến khi nhện trưởng thành chỉ mất khoảng 3 – 6 ngày. Nhện đỏ phá hoại hoa hồng nhiều nhất ở giai đoẹn nhỏ và trưởng thành. Chúng sẽ dùng cái vòi của mình và chích vào bề mặt lá trước, sau của lá già khiến lá chuyển nhanh chóng chuyển thành màu vàng.Con nhện đỏ thường cư trú ngay mặt dưới của lá để chích hút dịch trong mô lá khiến tạo nên các chấm trắng.
Nếu như trên mặt lá hoa hồng xuất hiện nhiều chấm trắng li ti thành từng mảng thì chứng tỏ nhện đỏ lúc này đã quá nhiều. Và nếu xuất hiện tơ nhện giăng kín lá, hoa thì chứng tỏ cây hồng đang bị nhện đỏ tàn phá khá nặng nề.
Thức ăn chính của loại nhện đỏ này chính là chất diệp lục của lá. Khi cây hoa hồng bị nhện đỏ tấn công, chúng sẽ hút hết chất diệp lục có trong lá và làm lá bạc màu đi. Dần dần nếu không được chữa trị và loại trừ nhện đỏ kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng cây bị rụng lá hoàn toàn. Phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết
- Sâu cuốn lá:Sâu cuốn lá lúa có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn
- Rầy nâu:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
Sử dụng CHIM ƯNG 3.8 EC dùng để tiêu diệt rầy nâu hại lúa
- Bọ cánh tơ:Cả bọ non nở ra đến trưởng thành, chúng bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại, làm cho mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám.Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng. Chỉ cần một vài con bọ cánh tơ vẫn có thể làm giảm chất lượng búp chè, búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn, chè chế biến sẽ có vị đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh.Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo.
Sử dụng CHIM ƯNG 3.8 EC dùng để tiêu diệt bọ cánh tơ hại cây chè
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CHIM ƯNG 3.8 EC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CHIM ƯNG 3.8 EC)
- Cho bắp cải để trị sâu tơ, sâu xanh.
- Liều lượng: Chai 240ml pha 500-650 lít nước.
- Cho cam để trị nhện đỏ.
- Liều lượng: 9-12ml/bình 25 lít nước.
- Cho lúa để trị rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ.
- Liều lượng: 9-12ml/bình 25 lít nước.
- Cho chè để trị bọ cánh tơ.
- Liều lượng: 140 – 180 ml/ha.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33