KAMSU 2SL-Trừ Bệnh Lỡ Cổ Rễ, Thán Thư Hại Xoài, Thối Nhũng Bắp Cải, Sẹo Hại Cam
(KAMSU 2SL- Đặc Trị Thán Thư Cho Hoa Lan)
THÀNH PHẦN CỦA KAMSU 2SL:
- Hoạt chất Kasugamycin 2%w/w.
CÔNG DỤNG CỦA KAMSU 2SL:
- KAMSU 2SL có Hoạt chất Kasugamycin đã được đăng ký dùng để trừ bệnh thán thư trên cây kiểng như: Lan, hồng môn, mai,…
- Trừ bệnh lở cổ rễ trên các loại rau màu khác: bông cải, cải thảo, cà chua, ớt, dưa hấu, dưa chuột,…
- Hiện nay, Kamsu 2SL đăng ký trừ thán thư hại xoài, hồ tiêu, nho, nhãn, vải, điều
- Trừ bệnh sẹo hại cam; bệnh lở cổ rễ hại cà chua, dưa chuột, dưa hấu;
- Thối nhũn do vi khuẩn hại hành, bắp cải, trừ đạo ôn, vàng lá, bạc lá, lem lép hạt hại lúa.
======================
- lở cổ rễ hại cà chua:Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, có thể làm giảm tới 60% năng suất cây trồng.Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng gây thiệt hại chủ yếu cho cây con trong vườn ươm đến một tháng sau khi trồng.Cây con: Cổ thân bị úng và teo lại, cây bị gãy ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới bị héo. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo trồng.Cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là phần gỗ thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bị bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Sử dụng KAMSU 2SL dùng tiêu diệt bệnh lỡ cổ rễ cây cà chua
Sử dụng KAMSU 2SL dùng tiêu diệt bệnh lỡ cổ rễ cây dưa hấu
- thán thư:Bệnh thán thư trên cây sầu riêng do nấm Colletotrichum spp gây ra.
Trên lá: Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.
Trên hoa: Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng sẽ khiến hoa bị rụng.
Trên quả: Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, rồi lan rộng ra, dần dần trái sẽ bị rụng.
- Ghẻ sẹo hại cam:là một trong những loại bệnh gây hại phổ biến tại các vùng trồng cam, chanh, bưởi. Bệnh làm cho lá bị dị dạng, uốn cong và rụng lá, lộc phát triển kém, quả nhỏ biến dạng và dễ bị rụng hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế.gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non như lộc non, lá non, quả non, thân cành nhỏ…
- Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo cam quýt gây hại trên lá: Bệnh ghẻ sẹo thường có xuất phát điểm từ lá non, lộc non. Trên lá non lúc đầu vết bệnh là các chấm nhỏ li ti có màu vàng trong hơi nổi gờ. Khi gặp điều kiện mưa nắng xen kẽ, độ ẩm cao các vết bệnh phát triển to dần có màu hồng nâu, xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh thường nằm riêng rẽ hoặc nối liền nhau có kích thước từ 2-3mm. Đặc trưng cơ bản của bệnh ghẻ sẹo là vết bệnh thường lồi lên trên mặt lá có dạng hình chóp (chóp nhọn giống như mụn ghẻ), mặt dưới lá hơi lõm vào, phiến lá bị biến dạng, co dúm nhăn nheo, lá nhỏ hẹp, kém phát triển, làm giảm hiệu suất quang hợp của cây, cây còi cọc chậm phát triển.
- Triệu chứng bệnh ghẻ sẹo cam quýt gây hại trên quả: Chúng ta có thể thấy triệu chứng của bệnh ghẻ sẹo xuất hiện ngay từ khi quả đạt kích thước từ 0,5 – 1,5cm. Tương tự như trên lá và cành, vết bệnh nổi gờ sần sùi có hình chóp nhọn, sau một thời gian vết bệnh hóa bần khô lại có màu nâu sẫm đến nâu xám. Vết bệnh nằm rải rác hoặc liên kết với nhau thành từng đám. Quả bị bệnh thường phát triển chậm, vỏ dày, méo mó, dị dạng, hầu như không có “nước”, dinh dưỡng trong thịt quả nghèo nàn, quả chất lượng kém.
- lem lép hạt hại lúa:Lúa bị bệnh lem lép hạt trên vỏ trấu có những đốm nhỏ màu sậm biến đổi từ màu nâu đến đen, khi bị bệnh nặng tạo thành những mảng nâu đen bao trùm cả vỏ trấu, chất lượng hạt gạo kém do bị biến màu hoặc bị lép. Bệnh không những làm giảm năng suất, sản lượng lúa mà còn làm giảm phẩm chất của hạt gạo, nếu bán sẽ mất giá từ đó gây thất thu về mặt kinh tế cho bà con nông dân. Ngoài ra, nếu dùng làm giống thì chất lượng của hạt giống cũng kém, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở vụ sau, và đây cũng là nguồn bệnh ban đầu gây cho lúa ở vụ sau..
Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
- đạo ôn:Do nấm Pyricularia grisea.Lá lúa: Ban đầu, vết bệnh xuất hiện dưới dạng những chấm nhỏ màu xanh ngả dần sang xám nhạt. Khi càng phát triển, vết bệnh cũng càng lớn hơn, có phần giữa mở rộng và hai phần đầu nhọn, ở tâm vết bệnh càng chuyển sang màu nâu sẫm đến xám tro, màu nhạt dần đến viền bệnh tiếp xúc với mô lành.
Đốt thân: Các vết bệnh đạo ôn xuất hiện khiến phần đốt thân dần khô héo, nếu vị trí càng gần với phần gốc rễ sẽ dễ làm cây lúa bị đổ.
Cổ bông (gié): Vết bệnh ở cổ bông cũng có màu xanh dần chuyển sang nâu sẫm tương tự, nhưng nếu độ pH cao trên bề mặt sẽ có thêm một lớp nấm mốc màu xanh. Cây lúa sẽ không thể vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi bông, hạt,từ đó làm tăng tỷ lệ hạt lép. Thậm chí nếu bệnh xuất hiện sớm có thể khiến lúa bị lép hoàn toàn.
Hạt lúa: Nếu tình trạng bệnh lan rộng, hạt lúa sẽ xuất hiện những vết bệnh không rõ hình dạng nhưng vẫn có màu nâu xám đặc trưng. Các vết này có thể lan sâu vào trong vỏ trấu và hạt lúa. Đây chính là nguyên nhân đạo ôn sẽ trở thành mầm bệnh cho các vụ lúa sau.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA KAMSU 2SL:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA KAMSU 2SL)
- Pha 20-30 ml Kamsu 2SL với bình 10 lít nước.
- Phun ướt đều lên cây trồng khi thấy vết bệnh mới xuất hiện, phun nhắc lại lần 2 sau 7-10 ngày.
- Lượng dùng từ 1.0-1.5 lít/ha.
- Lượng nước dùng: 400-600 lít/ha.
- Thời gian cách ly: 07 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33