THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI –BRIGHTIN 4.0EC –Dễ Hòa Tan, Đặc Trị Nhện, Sâu Hại
(THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI – BRIGHTIN 4.0EC – ĐẶC TRỊ NHỆN ĐỎ – RẦY NÂU – SÂU VẼ BÙA – NHỆN GIÉ)
THÀNH PHẦN CỦA BRIGHTIN 4.0EC:
- Abamectin …………………40 g/l
- Phụ gia ………………vừa đủ 1 lít
CÔNG DỤNG CỦA BRIGHTIN 4.0EC:
- Brightin 4.0EC là thuốc trừ sâu sinh học, thuốc có bổ sung thêm phụ gia đặc biệt giúp tăng tính loang trãi, thấm sâu nhanh sau khi phun.
- Brightin 4.0EC dễ dàng hòa tan trong nước, không bị lắng cặn, không gây nghẹt bét phun, có thể phối hợp được với nhiều loại thuốc BVTV khác.
- Brightin 4.0EC tác động lên phân tử GABA của hệ thống thần kinh ngoại vi, gây ức chế dẫn truyền xung động thần kinh và làm cho côn trùng chết.
- Brightin 4.0EC an toàn cho cây trồng, hiệu quả kéo dài, ít ảnh hưởng đến các loài thiên địch nên phù hợp với chương trình IPM và sản xuất rau an toàn.
======================
- NHỆN ĐỎ:Nhện đỏ xuất hiện chủ yếu vào mùa khô. Khi nhiệt độ tăng cao, thời tiết nóng ẩm là lúc nhện đỏ phát triển nhiều nhất.Nhện đỏ thường sống tập trung mặt dưới lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá bánh tẻ và lá giá.Sau khi bị nhện phá hoại lá chuyển sang màu vàng. Lá bị nặng sẽ phồng rộp lại, thô cứng và có thể rụng, do mất diệp lục lá mất chức năng quang hợp.Thông thường lá bị nhện tấn công (những lá mất chức năng) bắt đều rụng khi cây đi đọt mới. Những lá bị tấn công nặng không thể xanh lại như bình thường do không tái tạo được diệp lục lá.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI – BRIGHTIN 4.0EC dùng tiêu diệt tận gốc nhện đỏ gây hại cây sầu riêng
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI – BRIGHTIN 4.0EC dùng tiêu diệt tận gốc nhện đỏ gây hại cây hoa hồng
- RẦY NÂU:Rầy nâu là một loại côn trùng gây hại lúa phổ biến nhất, chích hút, truyền bệnh virus gây hại ở lúa. Rầy non và trưởng thành đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”.Dù là rầy non hay trưởng thành thì đều hút nhựa từ cây non hay lá.Chúng có thể xâm nhập ngay từ thời kỳ mạ.Vào lúc đẻ nhánh lúa nhiễm bệnh sẽ có các vệt nâu đậm ở thân. Cây nào nặng thì vàng vọt, còi cọc rồi chết. Khi đến thời kỳ làm đòng rầy sẽ gây hại trên bông lúa làm bông lép đen, cây khô héo..
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI – BRIGHTIN 4.0EC dùng tiêu diệt tận gốc rầy nâu gây hại cây lúa
- SÂU TƠ: là đối tượng gây hại chủ yếu trên cây rau họ hoa thập tự như su hào, bắp cải… Sâu tơ thường phát sinh và gây hại từ tháng 10 đến tháng 4, tháng 5 năm sau, làm giảm năng suất và chất lượng rau .Sâu tơ là loại sâu gây hại nguy hiểm nhất trên rau họ thập tự khi tấn công vườn rau, chúng tạo ra những lỗ thủng trên lá rau, làm lá rau xơ xác. Sâu tơ gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở giai đoạn rau mới trồng, sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt. Sâu non cũng ăn các bắp cải đang phát triển làm bắp cải biến dạng goặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI – BRIGHTIN 4.0EC dùng tiêu diệt tận gốc sâu tơ gây hại bắp cải
- BỌ TRĨ: là dịch hại phổ biến trên xoài, đây là loại côn trùng rất nhỏ.Bọ trĩ phổ biến trên xoài, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.
Trên lá, bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, làm chồi không ra lá, trái.
Trên bông, làm bông héo, khô rồi rụng hàng loạt. Nếu xảy ra trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm (da cám), trái biến dạng.Nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái, cả trái non lẫn trái lớn đều bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.
Ngoài xoài, bọ trĩ còn thấy gây hại trên rất nhiều cây trồng như lúa, cam, quýt, ổi, điều, dưa hấu, lúa, rau cải các loại…
- SÂU VẼ BÙA:Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào tháng 7,8,9 do thời điểm này cây ra đọt non nhiều, nguồn thức ăn dồi dào.Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Ngay khi lá non vừa ra, ấu trùng sâu mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy, tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo.Ấu trùng ăn và thải phân ngay phía sau, phân tạo thành một đường liên tục giống sợi chỉ nằm chính giữa và kéo dài theo đường đục của ấu trùng. Lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên, tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh và gây hại, dẫn đến bệnh loét lá (loét vi khuẩn hay ghẻ loét).
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC HOPTRI – BRIGHTIN 4.0EC dùng tiêu diệt tận gốc sâu tơ gây hại bắp cải
- NHỆN GIÉ:xuất hiện và gây hại cho lúa quanh năm.Nhện gây thiệt hại trên ruộng lúa bằng 2 cách trực tiếp và gián tiếp. Nhện gây thiệt hại trên ruộng lúa trực tiếp khi ăn phá các mô lá bên trong bẹ lá lúa và gây thiệt hại nặng từ giai đoạn phát triển hạt đến giai đoạn lúa ngậm sữa. Khi nhện ăn phá, chúng hút dinh dưỡng làm ảnh hưởng sinh trưởng của cây. Chúng tạo ra các vết đục hình tròn, tam giác, đa giác. Tại vị trí gây hại, tụ tập thành nhóm để cùng phát triển làm lúa trổ không thoát, nghẹn đòng và toàn bộ hạt đen lép.
Khi lúa trổ chín, nhện gié gây hại trên nhiều bộ phận như bẹ lá, gân lá, thân, bông và trên hạt. Khi mật số cao chúng bò lên bông lúa và chích hút cuống bông, cuống gié và bông lúa trước khi trổ. Trong thời kỳ lúa làm đòng mà bị nhện gié tấn công mạnh thì cây lúa sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ thoát, hạt lúa bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng (bà con nông dân thường gọi là “bắn máy bay”) vì phần lớn số hạt bị lép làm giảm năng suất.Trên hạt lúa, triệu chứng nhện gié gây hại là nhánh gié và vỏ trấu bị biến dạng, hạt lép có màu nâu đen do nhện chích hút nhụy cái nên không thụ phấn được. Mở vỏ trấu ra xem không thấy mầm hạt gạo.
Nhện gié gây hại gián tiếp khi chích hút tạo vết thương trên bẹ, mở đường cho nấm bệnh thối bẹ Sarocladium oryzae tấn công vì nhện thường mang bào tử nấm thối bẹ trên cơ thể của nó. Tương tự như thế từ những vết thương trên nhánh gié tạo điều kiện cho vi khuẩn gây thối nâu bẹ Pseudomonas fuscovaginae và vi khuẩn gây lép đen hạt Burkholderia glumae gây hại.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA BRIGHTIN 4.0EC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA BRIGHTIN 4.0EC)
*Lúa :
Sâu cuốn lá, Bọ trĩ, Nhện gié: 0,15 – 0,20 lít/ha (Pha 5 – 6,5 ml/16 lít hoặc 7,5 – 10 ml/25 lít)
*Bắp cải :
Sâu tơ : 0,15 – 0,20 lít/ha (Pha 5 – 6,5 ml/16 lít hoặc 7,5 – 10 ml/25 lít)
*Cà chua :
Dòi dục lá : 0,15 – 0,20 lít/ha (Pha 5 – 6,5 ml/16 lít hoặc 7,5 – 10 ml/25 lít)
*Đậu nành :
Sâu xanh da láng, Sâu đục quả : 0,15 – 0,20 lít/ha (Pha 5 – 6,5 ml/16 lít hoặc 7,5 – 10 ml/25 lít)
*Dưa hấu:
Bọ trĩ: 0,15 – 0,20 lít/ha (Pha 5 – 6,5 ml/16 lít hoặc 7,5 – 10 ml/25 lít)
*Đậu phộng (Lạc):
Sâu khoang : 0,25 – 0,375 ml/ha (Pha 12,5 – 19 ml/16 lít hoặc 20 – 30ml/25 lít)
*Cam :
Sâu vẽ bùa, Nhện đỏ : 0,033 – 0,050 % Pha 70 -100 ml/200 lít
Lượng nước phun: 500 lít/ha
Phun ướt đều tán cây
*LƯU Ý
- Phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Phun lại lần 2 sau 7 – 10 ngày nếu sâu gây hại nặng.
- Thời gian cách ly: 7 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33