PYXOATE 44EC THẦN HỔ-Xóa Tan Ruồi Vàng, Bướm, Rầy Rệp, Siêu Chích Hút
(PYXOATE 44EC THẦN HỔ- Đặc Trị Ruồi Vàng, Bướm, Rầy, Rệp)
THÀNH PHẦN CỦA PYXOATE 44EC THẦN HỔ:
- Dimethoate: 44%
- Special Additives: 56%
CÔNG DỤNG CỦA PYXOATE 44EC THẦN HỔ:
- PYXOATE 44EC THẦN HỔ Trừ bọ xít, bọ trĩ, rầy xanh hại lúa, sâu đục quả, rệp sáp hại cà phê, rệp sáp, nhện đỏ sâu vẽ bùa hại cây có múi, rệp sáp hại hồng xiêm, mãng cầu, sâu ăn lá hại đậu phụng. được đăng ký trừ rầy trên ngô.
- Hoạt chất Dimethoate thuộc nhóm lân hữu cơ, phổ tác động rộng, thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi, đặc trị các loại côn trùng chích hút và nhện hại nhiều loại cây trồng như: bọ trĩ, bọ xít/ lúa; rầy/ xoài; rệp/ vải, mía; rệp sáp/ cà phê; nhện đỏ/ cây có múi…
- Đặc Trị Ruồi Vàng:Trái cây khi chín sẽ chuyển hóa (lên men) một phần lượng đường thành alcohol – vốn là món ăn khoái khẩu của ruồi vàng. Đó cũng chính là lí do ruồi vàng sẽ xuất hiện nhiều hơn vào mùa trái cây chín.Ruồi vàng cái dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong quả và đẻ trứng ngay trong quả. Mỗi lần chích, ruồi vàng có thể đẻ từ 5-10 trứng trong một lỗ. Thường thì chúng sẽ chọn những quả bắt đầu chín để đẻ trứng, mục đích là khi ấu trùng nở ra có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn.
======================
Ấu trùng khi nở từ trứng ra sẽ chui bên trong quả để ăn cùi, thịt quả. Đến khi trưởng thành, chúng đục lỗ trên vỏ quả và chui ra, nhảy hoặc rơi xuống đất và trở thành nhộng trong đất.
Nhộng trú ẩn trong đất đến khi hoàn thành quá trình phát triển. Ruồi trưởng thành phá bỏ vỏ nhộng và chui lên mặt đất, bắt đầu một thế hệ mới. Nếu không tiêu diệt ruồi vàng kịp thời, chúng lại tiếp tục đẻ trứng. Khi đó tác hại của ruồi vàng trên cây ăn trái sẽ nặng nề hơn, vì mật số của chúng đã được nhân lên nhiều lần.
- bọ trĩ: là côn trùng nhỏ và có thể có hoặc không có cánh, với chiều dài khác nhau về kích thước, hầu hết khoảng 0,5-5 mm chiều dài kích thước cơ thể.Bọ trĩ chính là trung gian truyền những virus gây hại cho cây trồng như: khảm lá trên họ bầu bí, đốm lá trên cà chua, ớt…Phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.
Trên lá, chúng chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống.Trên chồi, làm chồi không ra lá, trái.Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt.
Nếu xảy ra trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm (da cám), trái biến dạng, nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái (cả trái non lẫn trái lớn) bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.
- rầy xanh:Chlorita flavescens Fabr là tên khoa học của rầy xanh. Ở nước ta hiện nay rầy xanh xuất hiện nhiều ở các vùng chuyên canh chè.Nếu nó xuất hiện nhiều có thể gây ra lá non bị khô cháy, cong và rụng nhiều, có nhiều trường hợp khiến cây bị gầy guộc, kém phát triển gây ra sự giảm mạnh về chất lượng và thất thu về kinh tế.Cách thức rầy xanh hút dịch chính là tập trung hút ở một chỗ, có thể là dịch tế bào ở cuống búp hay gân lá ở mặt dưới của những chiếc lá non. Để lại những lỗ nhỏ li ti chuyển màu nâu sẫm. Hậu quả của việc này là làm cho hệ thống mạch dẫn của cuống búp và gân lá bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận của cây, khiến búp chè rũ xuống.
Nếu thời tiết khô nóng cây còn có thể bị khô héo từ búp, lá xuống đến thân cây. Nếu bạn thấy cây bị rụng hết lá chỉ còn lại cuộn của búp chè thì nghĩa là cây đã bị rầy xanh gây hại rất nặng. Một đồi chè xanh chỉ còn lại màu vàng đỏ cằn cỗi, xấu xí. Những cây chè con khi bị rầy xanh ăn sẽ bị khô đọt, thiếu dinh dưỡng nên sinh trưởng kém và có thể bị chết, tạo ra các khoảng trống trên luống chè mới trồng.
Ngoại trừ chè thì loài rầy này còn gây hại đến các loài cây khác như cây lương thực, các loại rau hay các loại cây công nghiệp.
- sâu vẽ bùa:Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào tháng 7,8,9 do thời điểm này cây ra đọt non nhiều, nguồn thức ăn dồi dào.Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Ngay khi lá non vừa ra, ấu trùng sâu mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy, tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo.Ấu trùng ăn và thải phân ngay phía sau, phân tạo thành một đường liên tục giống sợi chỉ nằm chính giữa và kéo dài theo đường đục của ấu trùng. Lớp biểu bì có thể bị bong ra hoặc trông giống như nhầy ốc sên, tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh và gây hại, dẫn đến bệnh loét lá (loét vi khuẩn hay ghẻ loét).
Sử dụng PYXOATE 44EC THẦN HỔ tiêu diệt sâu vẽ bùa gây hại cây có múi
- rệp sáp hại cà phê:Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, phủ nhiều sợ sáp trắng. Con trưởng thành đực không có sáp, mình thon dài, râu và chân có nhiều lông ngắn.Vòng đời của rệp sáp trung bình từ 30 – 45 ngày.
Triệu chứng ở rễ: rệp sáp sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng. Do vậy, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Mặt khác nơi rệp sáp sinh sống, và các vết thương do chúng tạo ra thường là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công.
Triệu chứng trên chồi non, chùm quả: Rệp sáp phát triển mạnh vào giai đoạn đầu mùa mưa, chúng đẻ trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến vị trí thích hợp và bắt đầu chích hút nhựa cây. Thường làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non. Điều nay làm giảm năng suất cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Vị trí rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp. Đồng thời phát sinh các loại nấm hại như nấm hồng, nấm bồ hóng. Khiến cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi sẽ lây lan sang các vị trí khác.
Sử dụng PYXOATE 44EC THẦN HỔ tiêu diệt rệp sáp gây hại cây mãng cầu
- rệp trên ngô:Rệp ngô là một trong những loại sâu hại quan trọng. Chúng thường gây hại từ khi cây ngô 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ v.v… chích hút nhựa các bộ phận làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ, năng suất và chất lượng ngô giảm. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc ruộng ngô bị hạn.Rệp ngô còn là môi giới truyền virut gây bệnh khảm lá, đốm lá ngô.
Sử dụng PYXOATE 44EC THẦN HỔ tiêu diệt rệp gây hại trên cây ngô
======================
ẪN SỬ DỤNG PYXOATE 44EC THẦN HỔ:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PYXOATE 44EC THẦN HỔ)
- 25-45ml cho bình 25 lít
- Lượng nước: 400 lít/ ha
- Liều dùng: 450ml cho 500-600 lít.
- thời gian cách ly 14 ngày
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33