THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ABAPRO 5.8EC –Hạ Gục Nhanh Hiệu Qủa Sâu Nhện Kháng Thuốc
(THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ABAPRO 5.8EC – ĐẶC TRỊ SÂU CUỐN LÁ, RẦY XANH, NHỆN ĐỎ)
THÀNH PHẦN :
Abamectin … 58g/l
Abapro 5.8EC là loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới, phổ tác động rộng, hạ gục nhanh, hiệu quả cả với các loài sâu nhện đã kháng thuốc.
ĐẶC TÍNH THUỐC:
Abapro có tác dụng vị độc, tiếp xúc và có khả năng thấm sâu vào bên trong mô lá, nên thuốc có tác dụng kéo dài và hạn chế được sự rửa trôi của nước mưa. Abapro có thời gian cách ly ngắn, an toàn cho cây trồng, thiên địch và môi trường. Thuốc không để lại dư lượng trong nông sản, phù hợp với chương trình sản xuất rau sạch và chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
======================
- Sâu cuốn lá trên Lúa:là một trong những loại sâu thường gây hại trên diện rộng vào những giai đoạn lúa đẻ nhánh là lúc sâu phát triển mạnh nhất, làm cho lúa khi trưởng thành thường có triệu chứng là hạt lép ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các bà con.
Sâu cuốn lá lúa có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn.
SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ABAPRO 5.8EC dùng tiêu diệt sâu cuốn lá hại cây chuối
SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ABAPRO 5.8EC dùng tiêu diệt sâu cuốn lá hại cây đậu tương
- Rầy xanh trên Chè:Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần nhiều rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện, chích hút nhựa theo gân lá non làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy và mật số rầy cao sẽ làm cháy lá, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây cây trồng. Rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang. Khi bị khua động rầy có thể nhảy, lẩn trốn nhanh chóng.
Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi, hút nhựa búp non theo đường gân của lá non gây nên những nốt chấm đỏ như kim châm làm cho những mầm lá non cong keo lại và khô đi. Lá bị vàng, khô nóng sẽ bị khô gây “cháy rầy”, cằn cỗi, lá bị hại nhẹ có màu hồng tím, ở vụ Xuân khi búp chè có màu vàng tím hồng, là lúc này rầy non đang phát triển nhiều. Khi bị hại nặng đọt non bị cong, gặp thời tiết khô nóng các lá non bị hại khô dần từ đầu,mép lá trở vào và có thể khô tới ½ diện tích lá.
Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác vào mô non cọng búp và gân chính của lá chè. Một búp chè thường có từ 2 – 3 trứng, có khi 6 – 8 trứng.Rầy non thường ẩn náu mặt sau các lá búp. Từ tuổi 3 trở lên hoạt động nhanh nhẹn hơn có thể bò và nhảy. Khi bị khua động nhẹ có thể ven theo cuống cọng búp chè bò xuống dưới.
Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non, gây nên những vết châm nhỏ như kim châm làm cho lá non bị tổn thương, việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá non bị trở ngại. Những lá này nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở lên cong queo cằn cỗi. Bị hại nhẹ lá có thể biến thành màu hồng.
- NHỆN ĐỎ:Nhện đỏ xuất hiện chủ yếu vào mùa khô. Khi nhiệt độ tăng cao, thời tiết nóng ẩm là lúc nhện đỏ phát triển nhiều nhất.Nhện đỏ thường sống tập trung mặt dưới lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá bánh tẻ và lá giá.Sau khi bị nhện phá hoại lá chuyển sang màu vàng. Lá bị nặng sẽ phồng rộp lại, thô cứng và có thể rụng, do mất diệp lục lá mất chức năng quang hợp.Thông thường lá bị nhện tấn công (những lá mất chức năng) bắt đều rụng khi cây đi đọt mới. Những lá bị tấn công nặng không thể xanh lại như bình thường do không tái tạo được diệp lục lá.
SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ABAPRO 5.8EC dùng tiêu diệt nhện đỏ hại cây sầu riêng
SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ABAPRO 5.8EC dùng tiêu diệt nhện đỏ hại cây hoa hồng
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG)
Cây trồng: Lúa, Chè.
Dịch hại: Sâu cuốn lá, Rầy xanh.