THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG –Bảo Vệ Tối Đa Chồi Hiệu Qủa, Diệt Trứng, Sâu Non
(THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG – ĐẶC TRỊ SÂU CUỐN LÁ – SÂU VẼ BÙA – RẦY LƯNG TRẮNG – RẦY NÂU – RỆP)
THÀNH PHẦN CỦA VIRTAKO 40WG:
- Chlorantraniliprole………..20%
- Thiamethoxam………………20%
CÔNG DỤNG CỦA VIRTAKO 40WG:
- Diệt trừ hiệu quả các loại sâu như rầu nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy lưng trắng, rệp gây hại trên một số cây trồng như cây lương thực, rau màu.
- Virtako 40wg là dòng thuốc sâu thế hệ mới, cơ chế tác động mạnh và hiệu quả tức thì.
- Đặc trị sâu cuốn lá và sâu đục thân ngừng cắn phá sau 2h nhiễm thuốc, bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu.
- Chuyên phòng trừ sâu cuốn lá và đục thân bằng cơ chế gây rối loạn canxi trong hệ cơ, vừa tác động lên hệ thần kinh nên diệt các loại sâu có tính kháng thuốc với hiệu quả cao. Đặc biệt với đặc tính thấm sâu và lưu dẫn, bảo vệ cây trồng một cách toàn diện.
- Thuốc thấm sâu nhanh, lưu dẫn mạnh. Diệt cả trứng và sâu non nên hiệu lực trừ sâu kéo dài.
======================
- SÂU CUỐN LÁ: có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG ngăn ngừa diệt hiệu quả sâu cuốn lá hại đậu tương
- RẦY NÂU:tên tiếng anh thường gọi Brown planthopper là một loài côn trùng gây hại cây trồng đặc biệt là cây lúa gạo. Chúng là một trong những loài gây hại phổ biến nhất đối với lúa, Chúng phá hại lúa trực tiếp thông qua việc ăn các bộ phận của cây và cũng có thể truyền hai loại vi rút (vi rút gây bệnh lùn sọc lá lúa và vi rút lùn sọc đen) gây hại lúa.Rầy non (ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 5) và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây lúa làm nghẽn mạch dẫn, khi mật số cao gây ra hiện tượng cháy rầy. Lúa thời kỳ đẻ nhánh: Khi bị nhiễm bệnh thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết. Lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông: Khi mật độ rầy tấn công cao sẽ làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG ngăn ngừa diệt hiệu quả rầy nâu hại lúa
- RẦY LƯNG TRẮNG: Rầy lưng trắng chích hút cây lúa tạo hiện tượng cháy rầy tương tự như rầy nâu nhưng không truyền bệnh virus cho cây lúa.Thành trùng rất thích ánh sáng đèn, nhất là lúc trăng tròn và rầy cánh dài di chuyển đến ruộng lúa rất sớm. Rầy đực thường vũ hóa trước rầy cái từ 2 – 3 ngày. Rầy cái cánh ngắn thường vũ hóa trước rầy cánh dài. Rầy cái của cả 2 dạng cánh đều bắt đầu đẻ trứng từ 3 – 4 ngày sau khi bắt cặp. Các vết đẻ chung quanh ổ trứng bị hư và ngả sang màu nâu đậm lúc trứng gần nở.
Rầy non mới nở tập trung chích hút tại ổ trứng, vài ngày sau phân tán đến hầu hết các bộ phận của cây. Cả thành trùng và ấu trùng đều thích chích hút cây lúa còn non từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi, sau đó mật số giảm dần và đến lúc lúa trổ không còn gây hại nhiều cho cây lúa. Rầy lưng trắng chích hút cây lúa tạo hiện tượng cháy rầy tương tự như rầy nâu nhưng không truyền bệnh virus cho cây lúa.
- SÂU ĐỤC THÂN:là loại sâu thường xuyên gây hại nặng đối cây bắp. Ngay cả sâu non và sâu trưởng thành đều có khả năng gây hại lên các bộ phận của cây bắp từ nõn, thân, trái và hạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng mùa vụ thậm chí gây gãy gục, chết cây.Ngoài bắp, sâu đục thân còn tấn công, gây hại lên nhiều loại cây trồng khác như bông, đay, cà, cao lương, kê,… và một số loại cây thuộc họ Hoà Thảo.Sâu non tuổi thường đục vào phần nõn bắp, khi nõn lớn nở ra thành lá thì tạo thành một hàng lỗ thủng đều nhau trên phiến lá. Sâu lớn tuổi đục vào thân cây, chỗ lỗ sâu đục có phân đùn ra ngoài như mùn cưa. Thân cây bị sâu đục sẽ bị rỗng và rất dễ gãy gục khi bị gió mạnh thổi qua.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG ngăn ngừa diệt hiệu quả sâu đục thân hại lúa
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG ngăn ngừa diệt hiệu quả sâu đục thân hại cây cà phê
- RỆP HẠI NGÔ: hút nhựa ở trên nhiều bộ phận của cây như lá non, bông cờ, lá bi, nõn ngô, bẹ lá làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, cây trở nên còi cọc, yếu ớt, bắp bé đi…Rệp gây hại mọi vụ trồng ngô ở nước ta. Lúc đầu vụ ngô, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới các ruộng ngô. Ở đây rệp cái có cánh đẻ ra rệp con không có cánh. Rệp sinh sản chủ yếu theo kiểu đơn tính và đẻ con. Thực tế đồng ruộng cho thấy trong một quần thể rệp thường hiện diện nhiều loại hình của rệp như: rệp cái có cánh, rệp cái không có cánh, rệp non. Một số rệp không cánh biến thành rệp có cánh và bay tới các cây ngô khác, các ruộng ngô liền kề tiếp tục sinh sản và gây hại.
Rệp hút nhựa ở trên nhiều bộ phận của cây như lá non, bông cờ, lá bi, nõn ngô, bẹ lá làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, cây trở nên còi cọc, yếu ớt, bắp bé đi hoặc không hình thành bắp nếu bị hại từ giai đoạn cây còn nhỏ, chất lượng hạt xấu kém. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài cây ngô chúng còn có nhiều loại cây kí chủ khác như: kê, cao lương, mía, cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc.. Mặt khác chúng còn là môi giới truyền virus gây một số bệnh cho cây bắp như bệnh vàng lùn, bệnh khảm lá, bệnh đỏ lá…
- SÂU VẼ BÙA:Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào tháng 7,8,9 do thời điểm này cây ra đọt non nhiều, nguồn thức ăn dồi dào. Điều kiện thuận lợi để sâu gậy hại thường là nhiệt độ từ 23 – 29oC, độ ẩm từ 85 – 90%.Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Ngay khi lá non vừa ra, ấu trùng sâu mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy, tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo.Ấu trùng ăn và thải phân ngay phía sau, phân tạo thành một đường liên tục giống sợi chỉ nằm chính giữa và kéo dài theo đường đục của ấu trùng.
Sử dụng THUỐC TRỪ SÂU VIRTAKO 40WG ngăn ngừa diệt hiệu quả sâu vẽ bùa hại cây có múi
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA VIRTAKO 40WG:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA VIRTAKO 40WG)
- Pha 4,5 g cho bình 25 lít
- Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ha
- Phun khi thấy bướm ra rộ hay thấy xác bướm rớt lác đác trên mặt ruộng đối với sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân gây hại trên lúa.
- Phun khi dịch hại chớm phát triển đối với rệp và rầu lưng trắng tấn công trên ngô.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33