THUỐC TRỪ SÂU RANGER 0.3EC – SÂU ĐẤT-Trị Rệp Sáp Gốc,Sùng, Bọ Hà, Tuyến Trùng
(THUỐC TRỪ SÂU RANGER 0.3EC – SÂU ĐẤT – ĐẶC TRỊ SÂU ĐỤC THÂN – TUYẾN TRÙNG – SÙNG – BỌ HÀ)
THÀNH PHẦN CỦA RANGER 0.3EC:
- Fipronil…..3g/kg
- Phụ gia đặc biệt:………… 997g/kg
CÔNG DỤNG CỦA RANGER 0.3EC:
- RANGER 0.3EC có chứa hoạt chất Fipronil là thuốc trừ sâu phổ rộng thuộc dòng hóa chất phenylpyrazole. Fipronil làm gián đoạn hệ thống thần kinh trung tâm của côn trùng bằng cách ngăn chặn các kênh corua có tính gaba và các Chloride Glutamate (GluCl). Điều này làm cho cho côn trùng bị dính thuốc quá kích thích thần kinh và cơ bắp
- Đặc trị: sâu đục thân, rệp sám gốc, tuyến trùng, sùng, bọ hà.
======================
- Sâu đục thân hại sầu riêng: một trong những bệnh hại cây trồng đáng sợ, chúng tấn công và làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển, cho năng suất của cây.Sâu ăn lớp vỏ mềm giữa thân và vỏ cứng bên ngoài nên khi sâu gây hại nhiều hoặc ăn quanh thân cây sẽ làm cho cây không vận chuyển nước và dinh dưỡng sẽ làm cây chết.Khi bị ít cây sẽ kém phát triển, hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu rất ít. Sâu quá nhiều trên 1 cây và những vườn ít quan tâm không tiêu diệt sâu kịp thời thì cây sẽ bị chết rất nhanh.Tại những vị trí sâu xâm nhập vào thân cây, sẽ để lại những lỗ nhỏ, xung quanh miệng lỗ có lớp bột màu nâu như mùn cưa. Đó chính là phân sâu đùn ra. Quan sát kĩ lớp vỏ ngoài của thân cây tại đó đã có sự đổi màu nâu vàng hoặc đen sạm. Quan sát thẳng dưới gốc cây sẽ thấy một lượng lớn mùn cưa rơi xuống.
Dùng RANGER 0.3EC ngăn ngừa tiêu diệt hiệu quả sâu đục thân gây hại cây sầu riêng
- Rệp sáp gốc hồ tiêu: tấn công trên rễ tiêu gây hiện tượng vàng lá. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ khiến dây tiêu kiệt sức dần và chết. Có thể quan sát thấy rệp sáp ở gốc tiêu phần dưới lớp đất mặt và trên rễ. Phần rễ tiêu bị rệp sáp tấn công dễ bị gây hại bởi nấm Phytophthora capsici và các loài tuyến trùng kí sinh (Radopholus similis và Meloidogyne incognita) khiến cây nhanh mất sức và chết. Trong vườn ươm, rệp sáp tấn công chồi non và lá của hom tiêu.
Dùng RANGER 0.3EC ngăn ngừa tiêu diệt hiệu rệp sáp hại gốc cà phê
- Tuyến trùng: là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn chỉ nhìn thấy hình thái dưới kính hiển vi và là mối nguy hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, chủ mưu mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Đây là đối tượng dịch hại mà người nông dân ít được biết đến do chúng có kích thước nhỏ không nhìn thấy bằng thường, lại sinh sống chủ yếu trong đất, nước và gây hại chủ yếu bộ rễ của cây.Triệu chứng cây trồng cạn bị tuyến trùng gây hại
Một số cây trồng cạn như: Cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả…, thường xuyên bị tuyến trùng gây hại. Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như: Rễ có những khối u sần (u bướu) xuất hiện, cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến trùng không phân bố đều. Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho cây.- Triệu chứng cây rau màu, lúa nước bị tuyến trùng gây hại
– Cây rau màu (cà chua…): Chủ yếu tuyến trùng Meloidogyne spp.
+ Triệu chứng trên mặt đất: Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển màu vàng, nếu mật số tuyến trùng cao, hại nặng cây dễ bị chết.
+ Triệu chứng dưới mặt đất: Hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng, lúc đầu u bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng u nát ra, rễ bị đen.
– Trên cây lúa (u bướu rễ lúa): Do tuyến trùng Meloidogyne graminicola gây hại
Triệu chứng biểu hiện: Trên đồng ruộng, cây lúa khoảng một tháng tuổi thường thấy có triệu chứng bệnh. Bệnh phát triển mạnh trên những chân ruộng khô hạn, trên những vùng đất chua, bón nhiều lân supe từ vụ trước. Đây là loài tuyến trùng nội ký sinh, háo khí, chúng ngừng phát triển trong điều kiện đất ngập nước. Cây bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm. Nhổ rễ lên, thấy rễ vẫn trắng tốt nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rể hoặc ở chóp rể. Nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1-2 mm. Khi bị tuyến trùng ký sinh gây hại, cây lúa phát triển kém, còi cọc.
- Sùng, bọ hà:Sau khi đẻ vài ngày trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng không có chân, hình ống, mầu trắng ngà. Nếu trứng được đẻ trên dây khoai thì sau khi nở ấu trùng đục vào trong dây phá hại làm chỗ đó bị dị dạng, phình to và nứt.Nếu trứng được đẻ trên củ thì ấu trùng đục vào trong củ thành những đường hầm, rồi nằm ăn chất dinh và thải phân ngay trong đó. Bọ tiếp tục đục phá củ trong thời gian tồn trữ. Đây là bộ phận gây hại quan trọng nhất vì nó trực tiếp làm hư hỏng củ khoai.Nếu bị hại nặng trong một củ có thể có vài trăm con ấu trùng, phá hủy toàn bộ phần thịt của củ khoai. Làm cho ruột củ có mầu xanh vàng, xanh đen, mùi cay nồng, vị đắng không thể ăn và không thể làm thức ăn cho vật nuôi. Gây thất thu rất lớn cho người trồng.
Dùng RANGER 0.3EC ngăn ngừa tiêu diệt hiệu sùng bọ hà gây hại khoai lang
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA RANGER 0.3EC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA RANGER 0.3EC)
- Lúa: Sâu đục thân:
- Liều lượng: 10kg/ha, độ sâu mực nước tốt nhất là 5-7cm.
- Cà phê: rệp sám gốc:
- Liều lượng: 15kg/ha, tưới đẫm mặt đất, để nước thấm sâu từ 10-20cm so với mặt đất.
- Tiêu: tuyến trùng:
- Liều lượng: 15kg/ha, tưới đẫm mặt đất, để nước thấm sâu từ 10-20cm so với mặt đất.
- Khoai lang: sùng, bọ hà:
- Liều lượng: 15kg/ha, tưới đẫm mặt đất, để nước thấm sâu từ 10-20cm so với mặt đất.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33