THUỐC TRỪ SÂU OSOLO 350SC –Trừ Sâu Khó Trị, Sâu Ngừng Gây Hại, Diệt Tận Ổ
(THUỐC TRỪ SÂU OSOLO 350SC – DIỆT SÂU TẬN Ổ – ĐẶC TRỊ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA)
THÀNH PHẦN CỦA OSOLO 350SC:
- Chlorfenapyr…………. 350g/L
1. Đặc tính sản phẩm:
- Solo 350SC là thuốc trừ sâu, hoạt chất thuộc nhóm Pyrrole thế hệ mới nhất hiện nay. Tác động kiểu vị độc, tiếp xúc và lưu dẫn một phần.
- Thuốc tác động làm ức chế quá trình tạo ATP, khiến sâu ngừng ăn ngay và ngừng gây hại, do đó cho hiệu quả nhanh và kéo dài ngay cả trên những đối tượng sâu hại khó trị.
2. Ưu điểm sản phẩm:
- Hoạt chất thuộc nhóm thế hệ mới, hiệu quả cao để phòng và trị sâu cuốn lá hại Lúa và nhiều loại sâu hại cây trồng khác
- Hiệu quả diệt sâu cực nhanh.
- Cắt dòng đời sâu hại, không để sâu gối lứa, tăng mật số.
- Bảo vệ bộ lá xanh, góp phần tăng năng suất.
- Phổ tác động rộng nên có khả năng quản lý nhiều loại sâu hại quan trọng trên cả Lúa và nhiều cây trồng khác.
CÔNG DỤNG CỦA OSOLO 350SC:
- Solo 350SC Đặc trị sâu cuốn lá gây hại trên Lúa.
- Chuyên trừ: Sâu cuốn lá, Bọ trĩ, Nhện gié, Rầy nâu, Sâu đục bẹ, Sâu năn (Muỗi hành), Sâu đục thân, Sâu xanh, nhện đỏ trên hoa hồng, Dòi đục lá, Sâu xanh da láng trên đậu tương, Mối trên cà phê.
======================
- nhện đỏ trên hoa hồng:Có tên khoa học là Tetranychus sp, thuộc họ Tetranychidae, bộ Acarina. là loài dịch hại nhỏ li ti hút nhựa cây. Chúng tấn công mặt dưới lá cây và hút nhựa sống của cây; khi bị nhiễm nhện đỏ với số lượng lớn, cây có thể bị chết. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ cách nhận biết nhện đỏ và đưa ra một số phương pháp trừ nhện đỏ.Thường sống ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng thành nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng.
Khi cây bệnh nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và cuối cùng sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.Đối với cây ăn quả, nhện đỏ làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Ngoài ra, nhện đỏ còn có thể tuyền bệnh virus cho cây.
- Bọ trĩ:Bọ trĩ rất nhỏ, có màu trắng, vàng, nâu hay đen. Bọ trĩ trưởng thành là giai đoạn vòng đời duy nhất mà chúng có thể bay nhưng bay không được khỏe. Bọ trĩ trưởng thành có thể di chuyển theo luồng gió, cây tiếp xúc với nhau. Độ dài vòng đời của bọ trĩ từ trứng đến trưởng thành khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống, nhưng thường là từ 35 – 40 ngày.Bọ trĩ gây hại chủ yếu vào mùa khô nóng, phát sinh nhiệt độ 27 đến 33 độC và ẩn nấp trong tàn dư thực vật, cây cỏ.Triệu chứng gây hại của bọ trĩ có thể bị nhầm lẫn với nhện đỏ và virus gây hại.Bọ trĩ gây hại chủ yếu ở lá non của ớt, gây ra vết thương cơ giới làm lá bị rách. Lá bị quăn queo méo mó, hoa thì biến dạng, mặt dưới của lá ớt có thể xuất hiện vệt sáng màu rồi sau đó chuyển sang màu đồng. Đặc biết chúng là trung gian truyền bệnh héo đốm trên cây ớt.Khi mật độ bọ trĩ nặng, sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng ớt thu hoạch.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU OSOLO 350SC diệt triệt để bọ trĩ hại cây ớt
- Muỗi hành:Muỗi hành có tên khoa học là Orselia oryzae, bộ Diptera, họ Cecidomyiidae.Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10 – 30 cm, đầu ống hành được bịt kín do mô lá tạo thành.Ống hành xuất hiện khoảng một tuần sau khi muỗi xâm nhập. Tép lúa bị hại không cho bông (gié) nhưng lúa có thể mọc chồi mới để bù lạ.Triệu chứng lúa do muỗi hành hại giống như lúa bị hạn, bệnh do virus (bệnh vàng lùn, bệnh Tungro), sâu đục thân, ngộ độc thuốc trừ cỏ 2,4 D. Muỗi hành chỉ gây hại từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh, trước khi có đòng.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU OSOLO 350SC diệt triệt để muỗi hành gây hại cây lúa
- Mối trên cà phê:Chúng thường tấn công lên rễ, gốc và những cành nằm sát gốc cây. Lợi dụng vết nứt chúng ăn mòn từ ngoài vào làm cho cây cành bị suy yếu đi chỉ cần có một cơn gió nhẹ thôi qua cây ngay lập tức bị ngã đỗ ngay.Chúng thường tấn công ăn võ cây hoặc ăn từ dưới rễ lên.Hình thức tấn công ăn từ võ cây vào chúng thường để lại lớp đất mỏng dính, khi gỡ lớp đất này ra chúng ta thấy mối đang ẩn nấu bên trong.Tấn công từ thân và rễ hình thức này chúng ta khó lòng mà nhận biết, chỉ khi cây có hiện tượng khô héo đi trục gốc cà phê lên thì mối đã ăn trụ rễ bên dưới chỉ còn lại rễ trụ.Thời tiết khí hậu ẩm ướt thuận lợi cho mối xuất hiện và phát triển, thời tiết khô hạn thì chúng ít xuất hiện hơn.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU OSOLO 350SC diệt triệt để mối trên cây cà phê
- Sâu xanh da láng là côn trùng ăn tạp (Tương tự như Sâu ăn tạp).Với phổ ký chủ rộng, nó đã trở thành một loài dịch hại nghiêm trọng đối với thực vật đặc biệt là các loại rau ngắn ngày như: Củ cải đường, bông cải, bắp cải, cần tây, đậu nành, đậu xanh, hành, ớt, bắp, đậu đũa, cà tím, rau diếp, khoai tây, khoai lang, cà chua,… Sâu mới nở sống tập trung xung quanh ổ trứng, sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày khi nắng nóng thường chui xuống đất.Sâu gây hại bằng cách ăn phần diệp lục của lá, chừa lại lớp biểu bì trắng. Cuối tuổi 1 trở về sau sâu phân tán sang các lá lân cận, ăn phần thịt lá còn lại gân lá, khi mật số cao sâu ăn trụi cả lá, cuống và trái non.
Trên đậu nành và đậu xanh: Sâu gây hại từ khi cây đậu còn nhỏ đến khi trổ hoa, tượng trái. Sâu có thể ăn trụi cả lá, đọt non, hoa và trái non.
- Nhện gié:là loài chỉ sống trong khoảng thời gian khá ngắn, nhưng chúng lại gây hại cho cây lúa khá lớn, chúng thường trú ngụ trên mọi bộ phận của cây lúa, trừ phần rễ của cây lúa là ngập dưới nước.Từ khi gieo mạ cho tới cây lúa trưởng thành, nhện gié hại cây lúa non với việc trích hút nhựa cây, để lại nhiều vết sọc dài trên bẹ lá, bà con chỉ cần chú ý là dễ dàng nhận ra chiếc lá lúa xuất hiện vệt sọc dài màu nâu tím bên ngoài bẹ lá.Giai đoạn lúa sinh trưởng, nhện đục thân và gây hại bên trong bẹ lá, khoang mô bẹ lá, hút hết các chất dinh dưỡng của cây, tạo nên vết sọc dài trên lá và gân lá, chúng sẽ tạo thành nhiều sọc dài màu tím, về phần này bà con cần quan sát kỹ hơn.ở giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn cây lúa trổ bông, nhện gié tấn công khá mạnh và với số lượng lớn ở mật độ cao, chúng sẽ bò lên bông lúa đẻ hút các chất dinh dưỡng từ hạt gạo, khi phần cuống không còn chất dinh dưỡng nữa thì bà con sẽ thấy cây lúa có hiện tượng bị lép hạt, lép nửa hạt và có thể bị rụng hạt, vì phần cuống hầu như không thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng để hình thành nên hạt lúa.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU OSOLO 350SC diệt triệt để nhện gié gây hại trên cây lúa
- Sâu cuốn lá:có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.Sâu cuốn lá ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu có tập tính cuốn lá lúa theo chiều dọc gân lá, rồi ẩn mình vào trong và gặm chất xanh của lá, để lại phân biểu bì lá lúa trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, cây kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Sâu cuốn lá lớn: Sâu ăn khuyết mép lá hoặc cắn cụt đầu lá. Trên ruộng sâu phá hại thành từng chòm, mật độ sâu cao có thể cắn trụi lá lúa, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của lúa. Tổ sâu ảnh hưởng đến trỗ đồng, làm đòng bị nghẹn.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA OSOLO 350SC:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA OSOLO 350SC)
- Pha 1 gói 20ml cho bình 25 lít nước. Lượng nước phun : 400 lít/hecta
- Thời gian phun : Phun khi bướm ra rộ hoặc sâu tuổi 1-2 . Trong trường hợp một số sâu cao hoặc gọi lứa cần phải phụm lặp lại 5-7 ngày sau.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33