THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP –Đặc Trị Rầy Chổng Cánh Cam, Rệp Sáp Cà Phê, Rầy Nâu
(THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP – ĐẶC TRỊ SÂU – RẦY – BỌ TRĨ – BỌ NHẢY SỌC CONG HẠI RAU)
THÀNH PHẦN CỦA OSHIN 20WP:
- Dinotefuran: 20% w/w
CÔNG DỤNG CỦA OSHIN 20WP:
- THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP: Đặc trị: Rầy nâu/lúa. Rầy chổng cánh/cam. Rầy/xoài. Bọ trĩ/dưa hấu. Bọ nhảy/bắp cải. Rệp sáp/cà phê
======================
- Rầy chổng cánh:là trung gian truyền vi khuẩn Candidtus asiaticum gây bệnh Greening cho các cây ăn quả có múi, chúng xuất hiện khi cây trồng có chồi non và mật độ cao nhất là vào mùa mưa.Lá và đọt non do rầy chích hút chất dinh dưỡng khiến cho phiến lá nhỏ và xoăn, còn đọt non lụi dần, sần sùi.Rầy chích hút làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái.Chất thải của rầy chổng cánh thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp. Đặc biệt côn trùng này là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) nguy hại nhất trên cây có múi.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP có tác dụng tiêu diệt rầy chống cánh hại cây có múi
- Rệp sáp cà phê: là một loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây cà phê, gây thiệt hại lớn đến năng suất.Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, phủ nhiều sợ sáp trắng. Con trưởng thành đực không có sáp, mình thon dài, râu và chân có nhiều lông ngắn.Con non chưa có sáp, có màu hồng nhạt, chân phát triển mạnh và hoạt động nhiều. Khác với con trưởng thành, con non chỉ nằm một chỗ để chích hút nhựa cây và sinh sản.Vòng đời của rệp sáp trung bình từ 30 – 45 ngày.
Triệu chứng ở rễ: rệp sáp sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng. Do vậy, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Mặt khác nơi rệp sáp sinh sống, và các vết thương do chúng tạo ra thường là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công.
Triệu chứng trên chồi non, chùm quả: Rệp sáp phát triển mạnh vào giai đoạn đầu mùa mưa, chúng đẻ trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến vị trí thích hợp và bắt đầu chích hút nhựa cây. Thường làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non. Điều nay làm giảm năng suất cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Vị trí rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp. Đồng thời phát sinh các loại nấm hại như nấm hồng, nấm bồ hóng. Khiến cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi sẽ lây lan sang các vị trí khác.
- Rầy nâu lúa:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
- Bọ trĩ dưa hấu:Loài bọ trĩ gây hại trên dưa hấu cả khi trưởng thành và khí còn non đều có cơ thể rất nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1mm. Bọ trưởng thành có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, cuối bụng thon, có cạnh và cánh như những sợi tơ mảnh. Những con bọ non không có cánh, hình dáng không khác bọ trưởng thành có màu vàng nhạt.Bọ trĩ gây hại trên lá thường sống ở đọt non hoặc mặt dưới của lá non. Những con bọ trưởng thành di chuyển rất nhanh và đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.
Bọ trĩ ký sinh và hút nhựa trên cây, khiến cho lá non xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng nhạt và xoăn lại. Nếu mật độ bọ trĩ xuất hiện lớn sẽ khiến cho hoa rụng, không đậu quả hoặc quả không lớn, lá vàng, khô héo, cây cằn cỗi, yết ớt. Khi đã gây hại nặng đọt cây dưa hấu sẽ bị non sượng, ngóc đầu lên cao mà người dân hay gọi là dưa “đầu lân”. Loài bọ trị cũng là con đường lây truyền bệnh khảm trên cây.
- Bọ nhảy cải: Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng. Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.Chúng cắn phá lá tạo ra những lỗ thủng nhỏ, kích thước vài mm, nếu nặng lá rau có thể bị thủng lỗ chỗ như tấm lưới, lá te tua, xơ xác.Bọ nhảy thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau – thậm chí có thể gây mất trắng nếu không phòng trừ kịp thời.
Dùng THUỐC TRỪ SÂU OSHIN 20WP có tác dụng tiêu diệt rầy chống cánh hại cây có múi
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA OSHIN 20WP:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA OSHIN 20WP)
- Lúa : Rầy nâu : Pha gói 6.5gr cho bình 16L, phun khi rầy chớm xuất hiện
- Xoài : Rầy bông xoài : Pha gói 6.5gr cho 2 bình 16L (32L nước) phun ướt đều tán cây
- Cam : Rầy chổng cánh : Pha gói 6.5gr cho 2 bình 16L (32L nước) phun ướt đều tán cây
- Rau cải : Bọ nhảy sọc cong : Pha gói 6.5gr/bình 16L, phun 2 bình cho 1000m² phun ướt đều lá
- Dưa leo : Dòi đục lá : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Cà chua : Bọ phấn : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Dưa hấu : Bọ trĩ : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
- Cà phê: Rệp sáp : Pha 1-2 gói 6.5gr/bình 16L, phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33