THUỐC TRỪ RẦY ELSIN 600WP – CHECTNIRAM –Đặc Trị Rầy Nâu, Rầy Chết Sạch Tận Gốc
(THUỐC TRỪ RẦY ELSIN 600WP – CHECTNIRAM – RẦY CHẾT TẬN GỐC – ĐẶC TRỊ RẦY CÁM – RẦY TRỨNG – RẦY TRƯỞNG THÀNH )
THÀNH PHẦN CỦA ELSIN 600WP – CHECTNIRAM:
- Nitenpyram: 600g/kg
- High-up Additives: 400g/kg
CÔNG DỤNG CỦA ELSIN 600WP – CHECTNIRAM:
- ELSIN 600WP – CHECTNIRAM có chứa hoạt chất Nitenpyram Là Thuốc có phổ tác động rộng, tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, nội hấp và lưu dẫn mạnh, diệt rầy cực nhanh và hiệu quả.
- Đặc Trị Trầy, Trứng Rầy, Rầy Cám, Rầy Trưởng Thành.
======================
- Rầy Nâu:Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.
- Rầy Xanh :Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần nhiều rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện, chích hút nhựa theo gân lá non làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy và mật số rầy cao sẽ làm cháy lá, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây cây trồng. Rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang. Khi bị khua động rầy có thể nhảy, lẩn trốn nhanh chóng.
Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi, hút nhựa búp non theo đường gân của lá non gây nên những nốt chấm đỏ như kim châm làm cho những mầm lá non cong keo lại và khô đi. Lá bị vàng, khô nóng sẽ bị khô gây “cháy rầy”, cằn cỗi, lá bị hại nhẹ có màu hồng tím, ở vụ Xuân khi búp chè có màu vàng tím hồng, là lúc này rầy non đang phát triển nhiều. Khi bị hại nặng đọt non bị cong, gặp thời tiết khô nóng các lá non bị hại khô dần từ đầu,mép lá trở vào và có thể khô tới ½ diện tích lá.
- Rầy Mềm hại cây chè: hay còn gọi là rầy mềm, ngoài việc chích hút nhựa gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng – phát triển của cây trồng nói chung, nó còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ bến và nguy hiểm cho cây ớt.Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày.
Rệp non và trưởng thành sống tập trung ở ngọn và mặt dưới lá non, ít di chuyển, khi mật độ rệp cao hoặc vào cuối vụ thường xuất hiện dạng có cánh để di chuyển phát tán. Rệp trưởng thành đẽ trứng mặt dưới lá. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, rệp sinh sản theo cách đơn tính và đẽ ra con, mật đọ tăng rất nhanh. Rệp chích hút nhựa cây làm lá bị cong và xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá bị vàng héo, quả nhỏ và dễ bị cháy xám.Chất dịch do rệp tiết ra dẫn dụ kiến đến và là môi trường cho loài nấm muội phát triển.
- Rầy Nhảy hại sầu riêng :Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Rầy nhảy gây hại nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.Rầy nhảy gây hại nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh.Rầy nhảy là loại côn trùng rất phổ biến trên sầu riêng, chúng gây hại giai đoạn sầu riêng ra đọt non, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng. Trong mùa nắng nóng, rầy nhảy phát triển mạnh.
- Rầy chổng cánh:Rầy rất nhỏ, thành trùng dài từ 2.5-3mm, ít bay nhảy, có cánh dài, thân và cánh màu nâu xám, xen kẽ những vệt trắng vàng, cánh sau ngắn hơn cánh trước. Khi đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu tạo thành một góc 30o-45o so với mặt lá.
Rầy chích hút làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái.Lá và đọt non do rầy chích hút chất dinh dưỡng khiến cho phiến lá nhỏ và xoăn, còn đọt non lụi dần, sần sùi.Chất thải của rầy chổng cánh thu hút nấm bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp. Đặc biệt côn trùng này là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) nguy hại nhất trên cây có múi.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA ELSIN 600WP – CHECTNIRAM:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA ELSIN 600WP – CHECTNIRAM)
- Gói 21gr pha trong bình 25 lít, phun bình cho 1.300 m2 khi rầy mới xâm nhập hoặc khi rầy nở rộ và rầy trưởng thành.
- Thời gian cách ly: 7 ngày
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33