THUỐC TRỪ BỆNH SCOOC SỮA –Trị Khô Vằn, Lem Lép Hạt, Thán Thư Trên Rau Củ
(THUỐC TRỪ BỆNH SCOOC SỮA – THUỐC ĐẶC TRỊ SƯƠNG MAI THỐI QUẢ – LOÉT QUẢ THÁN THƯ)
THÀNH PHẦN CỦA SCOOC SỮA:
- Difenoconazole: 200g/L
- Azoxystrobin: 200g/L
CÔNG DỤNG CỦA SCOOC SỮA:
- SCOOC SỮA trị khô vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm trên lúa.
- Sương mai, thối quả, loét quả, thán thư trên rau màu và cây ăn trái.
======================
- Khô vằn :(tên khoa học: Rhizoctonia solani Kuhn; tên khác: đốm vằn, ung thư) là bệnh thường gặp trên cây lúa. Bệnh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, ít ánh sáng.Bệnh khô vằn do nấm sống ký sinh trong đất có tên là Rhizoctonia solani gây ra. Ngoài gây hại trên lúa, nấm còn gây hại cả trên rau cải, đậu, bắp, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt…Bệnh lây truyền qua nước tưới, đất mang mầm bệnh, tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh.
Trên lúa, bệnh thường xảy ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa đến làm đòng và trổ. Nấm gây bệnh âm thầm phát triển ở bẹ lá tiếp giáp mực nước, dần phát triển lên lá đòng.Lúa mới nhiễm nấm có biểu hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước; dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, khô và chết dần; nấm còn ăn lan lên trên cho tới lá đòng.
- Loét quả: Do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra. Tấn công hầu hết trên các bộ phận non của cây lá, cành và trên trái.Vết bệnh là các đốm hình tròn hoặc hơi dẹp, tâm vết bệnh là các tế bào bị hoại sinh chuyển màu nâu hoặc màu xám khô hầu hết các vết bệnh không bị thủng lá, biểu hiện cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền quầng vàng và hơi gờ lên, tâm vết bệnh như dạng giọt dầu, quan sát tổng thể chúng ta thường thấy lá bị bệnh không bị quăn queo dị dạng tuy nhiên chúng dễ rụng các vết bệnh có thể nằm rãi rác hoặc liên kết với nhau.
Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu trắng vàng, xuất hiện mặt dưới lá, bệnh phát triển mở rộng ra phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, mặt trên vết bệnh hơi lổi gờ. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn dọt dầu màu vàng hoặc xanh tối. Các vết bệnh loét thường lối liền nhau, lá bệnh không bị biến dạng như bệnh ghẻ do nấm nhưng rất dễ rụng.
Trên quả: tương tự như trên lá, vết bệnh rất sù sì màu nâu hơi lõm, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh có mô chết bị rạn nứt, vết bệnh thường bị lõm vào. Các vết bệnh trên quả có thể liên kết với nhau sinh ra chảy gôm, các vết loét không ăn sâu vào trong thịt quả.
Trên thân, cành: Vết bệnh sùi lên rõ ràng, ở giữa vết bệnh không lõm xuống. Vết bệnh phát triển dần lối liền với nhau quanh thân làm cho phần phía trên vết bệnh bị khô héo, dễ gãy cành.
- Lem lép hạt: là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
“Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
- Thán thư: ở cây trồng còn có tên gọi khác là thán thư bạc lá, thán thư đốm lá, thán thư thối gốc.Nếu cây trồng của bạn xuất hiện những vết đốm lớn sẫm màu, viền có màu nâu đỏ. Các vết đốm có xu hướng lan rộng và có thể tạo ra các vết hoại tử cho cây.Đối với các vết trên lá cây trồng thì khi nhìn mặt dưới có thể thấy được rất nhiều những bào tử màu đen xuất hiện lấm tấm.
Đối với các quả đã lớn khi bị thán thư thì sẽ xuất hiện những vết đốm nâu trên vỏ, sau đó dần dần ăn sâu vào trong thịt quả quả, làm quả bị thối một mảng. Trường hợp này thường thấy ở các loại quả như xoài, đu đủ, thanh long,…
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SCOOC SỮA:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA SCOOC SỮA)
- Liều lượng sử dụng: 10 – 14ml/bình 25 lít. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Phun thuốc khi bệnh mới chớm xuất hiện.
- Thời gian cách ly: 10 ngày.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33