FOLICUR 250EW –Lưu Dẫn Cực Mạnh, Phổ Biến Rộng Diệt Trừ Nấm
(FOLICUR 250EW – ĐẶC TRỊ NẤM BỆNH CHO CÂY TRỒNG 240ML)
Thành phần FOLICUR 250EW:
- TEBUCONAZOLE…..250g/L.
- PHỤ GIA…..750g/L.
Công dụng FOLICUR 250EW:
- FOLICUR 250EW là thuốc trị bệnh phổ rộng, lưu dẫn cực mạnh, thuộc nhóm Triazole vừa ngăn ngừa vừa diệt trừ nấm.
======================
- Đốm lá:lá do nấm Cercospora Brassicicola; gây ra, đốm lá Frogeye gây ra các đốm màu xanh nhạt, xám hoặc trắng trên lá. Các đốm được bao quanh bởi một vòng màu nâu và có thể có bất kỳ hình dạng nào.Bệnh đốm lá thường xuất hiện trên các loại cây như: đậu tương; cây hoa hồng, sầu riêng, dừa, đậu cô ve, đậu phộng, phong lan, lan phi điệp.
Loài thực vật dễ bị nhiễm nấm Cercospora Brassicicola là đậu nành. Khi mầm bệnh xuất hiện trên đậu nành, nó gây ra một tổn thương lá nhỏ. Những tổn thương này, chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt lá trên; có hình tròn không đều và có đường viền màu đỏ nâu và tím. Bên trong chúng thường có màu xám đến nâu. Khi các tổn thương trưởng thành; chúng có dạng giấy mỏng và các lá bị nhiễm bệnh có vẻ như bị tàn phá và bị phong hóa. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển sớm.
- Chết nhanh hồ tiêu:Do nấm Phytophthora sống trong đất gây nên. Nấm này có thể tấn công riêng lẻ. Song đa số có sự kết hợp của các loài nấm khác như: Fusarium, Pythium, Rhizoctonia cùng tấn công làm cây tiêu chết nhanh chóng.
Biểu hiện ban đầu là cây tiêu đang sinh trưởng xanh tốt, bị nấm tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất. Khiến cho các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt, biến thành màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất có dấu hiệu héo. Sau 1-2 tuần lá trên cây sẽ bị rụng hết, để lại các cành trơ trụi. Toàn dây bị héo và chết khô, hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh chết nhanh chết chậm xảy ra nhanh, sau một vài tháng cả cây tiêu chết. Nhổ cây tiêu lên thấy bộ rễ tiêu bị thối đen, gốc thân cũng bị thối.
- Thán thư điều:Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành, hoa và quả non.
Ban đầu bệnh xuất hiện chỉ là những chấm nhỏ màu nâu tím, sau lớn dần có màu nâu xám và xung quanh viền nâu vàng.Ở cây bị bệnh nặng có thể thấy vỏ cành non bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào, cành bị teo tóp khô đi và chết dần. Nụ hoa và quả bị bệnh có màu nâu đen và bị rụng
- Lem lép hạt:là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
“Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
======================
Hướng dẫn sử dụng FOLICUR 250EW:
(Hướng dẫn sử dụng FOLICUR 250EW)
Cây trồng | Bệnh Hại | Liều dùng |
Lúa | Lem lép hạt, đạo ôn, đốm vằn. | Pha 16ml/ bình 16L.
Phun 2-2,5 bình cho 1000m2. |
Đậu phộng | Đốm lá | Pha 16ml/ bình 16L.
Phun 2-2,5 bình cho 1000m2. |
Điều | Thán thư | Pha 80ml/ 100 L nước.
phun ướt đều tán cây. |
Tiêu | Chết chậm ( do Fusarium) | Pha 100ml/ 100L nước tưới đều xung quanh gốc cây. |
Phun khi bệnh vừa xuất hiện.
Đối với bệnh lem lép hạt lúa nên phun 2 lần.
– Lần 1: phun khi lúa trổ lác đác.
– Lần 2: phun sau khi lúa trổ hoàn toàn.
Thời gian cách ly: ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày.