THUỐC TRỪ SÂU TB DIETRAY 700WP –Thấm Sâu Diệt Các Loại Côn Trùng Khó Trị
(THUỐC TRỪ SÂU TB DIETRAY 700WP – Diệt Các Loại Côn Trùng Khó Trị Đã Kháng Thuốc)
THÀNH PHẦN CỦA TB DIETRAY :
- Clorpyrifos Ethyl …………………350g/kg
- Imidacloprid………………………200g/kg
- Thiamethoxam……………………150g/kg
CÔNG DỤNG CỦA TB DIETRAY :
- Sử dụng TB DIETRAY có chứa hoạt chất Imidacloprid Đặc trị: rệp sáp, sâu đục thân, sâu đục trái, rầy xanh, rầy lưng trắng, rầy mềm, rệp muội, rầy nâu, bọ trĩ, bọ nhảy, bọ xít muỗi,…..
======================
- Rệp sáp : gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây từ rễ, thân, lá, trái… chúng phát triển mạnh vào mùa khô.Khi rệp gây hại trên rễ bưởi có thể làm chết cây nếu không phát thiện xử lý kịp thời. Rệp sáp gây hại trên trái làm cho trái bị biến dạng không phát triển được. Trên lá rệp sáp tiết ra chất dịch ngọt làm thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp.Khả năng ra hoa đậu trái cũng giảm do rệp tấn công hút chất trên cành, trên lá làm cho cây bị suy kiệt, khả năng sinh trưởng phát triển cũng như tiềm năng năng suất sẽ giảm rất nhiều.
Sử dụng TB DIETRAY trị Rệp sáp gây hại trên cây trồng
- Sâu đục thân:là loài sâu bệnh sống ký sinh ở trong thân cây. Bướm đẻ trứng trên cây. Sau đó, trứng sẽ phát triển thành sâu. Chúng đục sâu vào thân cây, làm gián đoạn quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây. Một số cành cây nhỏ không đủ sức chống chịu sẽ không phát triển được, dần bị héo và chết. Những cành cây to rất dễ gãy khi gặp mưa bão lớn. Sâu đục thân gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.
Sâu đục thân phát triển gần như phổ biến ở tất cả các mùa, và xuất hiện ở nhiều giai đoạn phát triển của cây. Nó có thể gây hại cho rất nhiều loại cây trồng như lúa, chuối và thậm chí cả cây ăn quả.Đối với cây lúa, ảnh hưởng nặng nề nhất do 4 loại sâu đục thân gây ra: sâu đục thân bướm hai chấm; sâu đục thân bướm cú mèo; sâu đục thân năm vạch đầu nâu; sâu đục thân năm vạch đầu đen.
- Rầy xanh: là một loài gây hại trên cây sầu riêng khiến cho nhiều bà con nhà vườn lo lắng. Không chỉ ở sầu riêng, loài này còn rất dễ lây lan sang các cây trồng lân cận.Loài này thường sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 23- 27 độ C. Rầy xanh gây hại cho cây sầu riêng ở cả giai đoạn con non và con trưởng thành.
Chúng thường chích hút chất dinh dưỡng ở phần đọt và lá non nhất. Sau đó mới lan rộng ra những bộ phận khác của cây. Do có cánh nên tốc độ lây lan rầy xanh cực kỳ nhanh và cực kỳ rộng. Trong quá trình chích hút, chúng luôn tạo ra những vết thương hở. Đây là nguyên nhân khiến cây mắc thêm nhiều bệnh hại khác từ nấm, vi khuẩn,…Rầy xanh chích hút đọt non khiến cho lá nhỏ, tong teo, xuất hiện tình trạng xoăn lá. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra các hiện tượng nguy hại. Có thể kể đến là rụng lá hàng loạt, khô cành và xuất hiện hiện tượng chổi chà trên cây.
- Rầy lưng trắng: Thành trùng rất thích ánh sáng đèn, nhất là lúc trăng tròn và rầy cánh dài di chuyển đến ruộng lúa rất sớm. Rầy đực thường vũ hóa trước rầy cái từ 2 – 3 ngày. Rầy cái cánh ngắn thường vũ hóa trước rầy cánh dài. Rầy cái của cả 2 dạng cánh đều bắt đầu đẻ trứng từ 3 – 4 ngày sau khi bắt cặp. Các vết đẻ chung quanh ổ trứng bị hư và ngả sang màu nâu đậm lúc trứng gần nở.
Rầy non mới nở tập trung chích hút tại ổ trứng, vài ngày sau phân tán đến hầu hết các bộ phận của cây. Cả thành trùng và ấu trùng đều thích chích hút cây lúa còn non từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi, sau đó mật số giảm dần và đến lúc lúa trổ không còn gây hại nhiều cho cây lúa. Rầy lưng trắng chích hút cây lúa tạo hiện tượng cháy rầy tương tự như rầy nâu nhưng không truyền bệnh virus cho cây lúa.
- Bọ trĩ: là dịch hại phổ biến trên xoài, đây là loại côn trùng rất nhỏ. Tuy nhiên, có thể thấy được bằng mắt thường. Bọ trĩ thon dài, miệng rất cứng, khỏe. Phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.
Bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Chồi không ra lá, trái. Trên bông, làm bông héo, khô rồi rụng hàng loạt. Quả xoài có màu xám đậm (da cám) ở gần cuống, trái biến dạng.Thời tiết khô hanh, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển. Ở miền Nam, bọ trĩ thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng (từ tháng 12-4 năm sau). Thời điểm này lại trùng hợp với giai đoạn xoài đang tập trung ra hoa (tháng 12-1) hay đang ra chồi, lá, trái non (tháng 1-3). Tức là các giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất trái.
- Rệp muội:Trưởng thành có 2 loại hình: rệp có cánh và rệp không cánh.Rệp muội có cánh: cơ thể màu đen xanh hay vàng.Rệp muội không cánh: cơ thể màu tím xám hay đen. Ở vùng nhiệt đới rệp đẻ con.
Rệp muội tập trung trên lá non, ngọn, hoa, hút dịch cây làm cho thân, lá có màu đen. Do bị hút dịch, lá lạc thường cuốn lại, co hẹp không bình thường, hoa nhỏ ảnh hưởng tới sự nở hoa, thụ tinh làm sản lượng lạc bị giảm 30% hay nhiều hơn nữa
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA TB DIETRAY:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA TB DIETRAY)
- Cách pha: pha gói 25gr cho 1 phuy 220 lít nước hoặc gói 100gr cho 3-4 phuy 220 lít nước.
- Liều lượng: 0.1 – 0.15kg/ha. Lượng nước phun: 400-500 lít nước/ha.
- Thời điểm phun: Phun khi sâu, rầy mới xuất hiện tuổi 1-2, phun ướt đều tán lá cây trồng.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33