PHÂN BÓN VI LƯỢNG KPBR3 – CACU KẼM –Tăng Đậu Trái, Cứng Cây, Chống Muối Hạt
(PHÂN BÓN VI LƯỢNG KPBR3 – CACU KẼM – HẠN CHẾ XÂM NHẬP MẶN – NGỪA VÀNG LÁ CHẾT NHANH)
THÀNH PHẦN CỦA CACU KẼM:
- P2O5 : 5 %
- K2O : 22 %
- Chất phụ : Amino 5
- Vitamin 5, hữu cơ khoáng, N2, Cu, Zn, Mn
CÔNG DỤNG CỦA CACU KẼM:
- PHÂN BÓN VI LƯỢNG KPBR3 – CACU KẼM: Cung cấp đồng thời Kali và Bo cho cây trồng trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa và hình thành trái.
- Tăng tỷ lệ đậu hạt, đậu trái, rau nhờ vào cơ chế điều hòa sinh trưởng và tổng hợp protein.
- Cứng cây, chống đổ ngã.
- Chống muối hạt lúc thì thu hoạch, giảm tỷ lệ rụng, giảm thẩm thất thoát, tăng số lượng hạt trên cây.
======================
- Chết nhanh hồ tiêu:Nguyên nhân gây bệnh là nấm Phytophthora palmivora gây nên.Nấm Phytopthora Palmivora có thể gây bệnh ở hầu hết các bộ phận cây trồng như: thân, lá, hoa, trái, rễ,..Hiện nay tình trạng bệnh nặng nhất, diễn biến phức tạp khi nấm gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu tấn công vào rễ và cổ rễ.Triệu chứng bệnh chết nhanh trên hồ tiêu có thể dễ dàng quan sát thấy được bằng mắt thường là khi cây Hồ Tiêu đang xanh tốt thì xuất hiện một số lá vàng úa, sau đó tiếp tục bị vàng, héo rũ đi rất nhanh. Sau đó các đốt ở thân cây chuyển màu thâm đen và rụng.
Hiện tượng rụng lá, rụng đốt thường bắt đầu từ ngọn đến thân. Bệnh xâm nhập và Hồ Tiêu bắt đầu từ phần bên dưới mặt đặt gây ra hiện tượng thối cổ rễ và thối rễ chuyển sang màu đen. Sau đó các vết thối, vết đen lan dần lên trên cây tiêu và biểu biện các triệu chứng vàng lá, héo rũ, rụng đốt.
- ghẻ loét cây chanh:Bệnh ghẻ loét cây chanh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương các bộ phận của cây. Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua không khí khi có sương hay mưa gió làm ướt vết bệnh, vi khuẩn trong vết bệnh sẽ tràn ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa) sẽ làm lây lan bệnh.
Triệu chứng trên lá: Vết bệnh xuất hiện ở mặt trên và mặt dưới của lá. Lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên trên mặt lá và vỏ trái.
Triệu chứng trên trái: vết bệnh như trên lá, làm giảm giá trị thương phẩm, phần thịt của múi trái có thể bị chai, trong điều kiện ẩm độ cao trái bệnh bị nứt, cuối cùng trái vàng và rụng đi. Cành non cũng thường bị nhiễm nặng, các đốm sần sùi đóng dày đặc làm khô chết cành.
- cháy lá lúa:Vi khuẩn Xanthomanos oryzae tồn tại sẵn trong đấtruộng, xâm nhập vào cây lúa qua rễ. Từ các vết bệnh trên lá, vi khuẩn lan truyền qua vết thương cơ giới, chỗ lá lúa bị cọ sát, bị rách hoặc qua khí khổng trên lá. Bệnh phát sinh mạnh vào những tháng có nhiều mưa (tháng 8 – 9), thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao. Những ruộng bị bệnh nặng là những ruộng có mật độ dày, bón nhiều phân, nhất là dư đạm thì bệnh càng nặng.
Bệnh phát sinh chủ yếu trên phiến lá, vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở rìa lá như thấm nước và lan dần vào trong giữa lá tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám và phát triển lên chóp lá. Giữa phần lá bệnh và không bệnh nổi lên một đường gợn sóng. Lá lúa bị bệnh thường có màu trắng xám. Bệnh nặng lan rộng ra khắp phiến lá, xuống tới tận gốc của bẹ lá. Khi bệnh nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm sút năng suất.
- nứt thân-xì mũ trên cây sầu riêng: nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Chúng tồn tại trong đất, gây hại trên sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả.
Ở rễ: Rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, cây không phát triển.
Ở thân, cành: Thân cây phía chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển.
Ở trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.
======================
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CACU KẼM:
(HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA CACU KẼM)
- Sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, 30-50g cho 16 lít nước.
- Pha tưới: 1 gói cho 300-500 lít nước.
- Phun xịt: 1 gói cho 200-250 lít nước.
- Sau khi trồng 7-10 ngày tưới 1 lần giúp rễ non phát triển mạnh, tăng sức đề kháng cho cây con, hạn chế hiện tượng chết cây khi cây có các hiện tượng: đốm lá, vàng lá, ghẻ lá, ghẻ trái nứt thân, xì mủ, chống úng rễ, thối rửa. Tưới 2-3 lần giúp cây phục hồi nhanh chóng.
*Cách tưới:
- Tưới lần đầu: tăng liều 1,2-1,5 lần(nếu cây chết nhiều hoặc đang bệnh nặng)
- Tưới lần kế tiếp : cách lần tưới đầu 5-7 ngày và sau khi kiểm tra rễ non đã phát triển trở lại mới thúc thêm phân bón gốc .
- Nuôi trái: trước thu hoạch khoảng 3 tuần nên tưới 1-2 lần cách nhau 7 ngày, giúp tăng năng suất và chất lượng sau khi thu hoạch tới lần để phục vụ cây.
———————————————–
PHÂN THUỐC VIỆT NAM phanthuoc.vn
Cung cấp đầy đủ các loại như: Thuốc BVTV, Phân Bón, Thuốc Thú Y
Liên hệ mua hàng : 0969.64.73.79
Tư vấn kỹ thuật : 0949.45.00.33